Danh sách trạm Vĩ độ Kinh độ
Trạm tại Hoàng Sa 16.82oN 112.33oE
Trạm tại Trường Sa 8.65oN 111.92oE
Phương pháp trích số liệu tại các điểm trạm quan trắc được sử dụng trong luận văn là phương pháp nội suy điểm gần nhất, trong đó giá trị quan trắc tại điểm trạm được gán bằng giá trị của điểm nút lưới gần nhất. Số liệu các trạm thám không và pilot được giả lập phát báo 12 giờ một lần. Riêng hai trạm thám khơng thêm mới là Hồng Sa và Trường Sa trong điều kiện có bão sẽ được phát báo 6 giờ một lần (thêm hai phiên quan trắc tăng cường). Số liệu quan trắc giả lập bao gồm các áp suất, nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương, hướng gió, tốc độ gió, độ cao địa thế vị và độ ẩm tại 26 mực áp suất. Số liệu quan trắc được giả lập sẽ được cộng thêm các sai số
quan trắc với giả định phân bố Gaussian. Các sai số này được cho trong bảng 2.1 và 2.2.
3) Thiết lập điều khiển và các thử nghiệm để ước lượng tác động của số liệu thám không mới.
Như đã trình bày trong mục 1.2, q trình điều khiển (CR) là q trình mơ phỏng lại hệ thống dự báo hiện thời. Do vậy các số liệu quan trắc được đồng hóa là những số liệu quan trắc được giả lập tại những điểm trạm đã tồn tại
Thử nghiệm 1 (EXP1) là thử nghiệm có đưa thêm số liệu thám khơng giả lập tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào đồng hóa. Một cách đơn giản, có thể hiểu:
EXP1 = CR + thám khơng giả lập tại Hồng Sa + thám khơng giả lập tại Trường Sa Thử nghiệm 2 (EXP2) là thử nghiệm chỉ đưa thêm số liệu thám không giả lập tại quần đảo Trường Sa. Một cách đơn giản có thể hiểu rằng
EXP2 = CR + thám không giả lập tại Trường Sa
Như vậy, sự khác nhau giữa CR, EXP1 và EXP2 chính là số liệu quan trắc. Điều nay được tóm tắt thơng qua bảng 3.2