.2 Cường độ cơn bão Sơn Tinh – áp suất thấp nhất tại tâm bão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo trường sa và hoàng sa đến dự báo bão trên biển đông (Trang 28 - 32)

Ngày 23/10 vùng áp thấp ngồi khơi phía Đơng Nam Philipine được phát báo áp thấp nhiệt đới sau đó mạnh lên thành bão. Hình 3.3 là bản đồ trường gió và độ cao địa thế vị tại mực 500mb từ ngày 23/10 đến 26/10. Sáng ngày 23/10, lưỡi áp cao cận nhiệt đới đang lấn vào khá rõ với một vùng phân kỳ nằm ngay trên khu vực đảo Hải Nam. Trong các ngày 24, 25 và 26/10, lưỡi áp cao cận nhiệt đới có xu hướng rút dần ra phía đơng và nâng trục dần lên tạo điều kiện cho cơn bão di chuyển lên phía bắc.

c) d)

Hình 3.3 Trường gió và độ cao địa thế vị tại mực 500mb tại thời điểm 7giờ các ngày a) 23/10; b) 24/10; c) 25/10; d) 26/10

Trưa 26/10, khi cách quần đảo Hồng Sa khoảng 330km về phía Đơng Nam, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi hướng về quần đảo Hoàng Sa và mạnh dần lên cấp 12. Điều này được thể hiện thơng qua hình 3.4. Sự đồng nhất về vị trí tâm xốy ở các mực từ 850mb cho tới 500mb cho thấy cấu trúc cơn bão rõ rệt, thuận lợi cho bão phát triển trong những giờ tiếp theo.

c)

Hình 3.4 Trường gió và độ cao địa thế vị tại mực a) 850 mb; b) 750mb; c) 500mb

Hình 3.5 là bản đồ trường gió và độ cao địa thế vị mực 500 từ thời điêm 19 giờ ngày 27/10 đến 7 giờ ngày 29/10. Từ tối 27/10 đến ngày 28/10, khi đi vào vùng biển phía Nam vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Trị - Đà Nẵng khoảng 150km về phía Đơng Bắc bão đã mạnh dần lên cấp 14, giật cấp 16 – 17, và đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc dọc theo bờ biển Thừa Thiên Huế - Nghệ An khoảng 15-20 km/h. Đêm 28/10, vùng tâm bão số 8 đi vào địa phận giữa Thái Bình – Hải Phịng với cường độ cấp 11 - 12, giật cấp 14 - 15, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng Đơng Bắc men theo vùng bờ biển Hải Phịng - Quảng Ninh và suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp vào sáng 29/10 trên khu vực Quảng Ninh.

c) d)

Hình 3.5 Trường gió và độ cao địa thế vị tại mực 500mb tại

a)19 giờ ngày 27/10; b) 07 giờ ngày 28/10; c) 19h ngày 28/10; d) 07 giờ ngày 26/10

3.2 Số liệu

Để thực hiện nội dung luận văn, tác giả sử dụng hai nguồn số liệu là số liệu phân tích cuối cùng FNL (Final Operational Global) và số liệu dự báo toàn cầu GFS (Global Forecast System) của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia (National Centers for Environmental Prediction - NCEP).

GFS: Số liệu dự báo toàn cầu với độ phân giải 1 độ kinh vĩ và cập nhật 6 tiếng/lần với hạn dự báo tối đa lên tới 16 ngày (384 giờ). Số liệu bao gồm các trường khí tượng cơ bản là áp suất bề mặt, áp suất mực nước biển, độ cao địa thế vị, nhiệt độ, nhiệt độ bề mặt biển, giá trị biến đất, lớp băng bao phủ, độ ẩm tương đối, các trường gió kinh hướng và vĩ hướng, chuyển động thẳng đứng, độ xoáy và ozone tại mực bề mặt và 26 mực khí áp từ 1000mb đến 10mb, trong lớp biên bề mặt và trên một số mực sigma, tấng đối lưu hạn và một vài mực phụ khác trong lớp bề mặt để khởi tạo các mơ hình đất bề mặt (land-surface models).

FNL: Số liệu phân tích cuối cùng có độ phân giải 1 độ kinh vĩ và được cập

nhật 6 tiếng/lần. Đây là sản phẩm của hệ thống đồng hóa số liệu tồn cầu Global Data Assimilation System (GDAS). Hệ thống này liên tục thu nhận số liệu quan trắc

thơng qua hệ thống thơng tin tồn cầu Global Telecommunications System (GTS)

từ nhiều nguồn và các phân tích khác nhau. Số liệu FNL được tạo ra bởi cùng mơ hình được NCEP dùng trong hệ thống dự báo tồn cầu. Số liệu FNL cập nhật chậm hơn khoảng một giờ so với phân tích của GFS. Sự chậm trễ này là do có nhiều số

liệu quan trắc được sử dụng. Số liệu bao gồm các quan trắc bề mặt và 26 mực áp suất từ 1000 mb đến 10mb.

Với độ chính xác cao hơn, số liệu FNL sẽ được sử dụng trong q trình mơ phỏng khí quyển. Số liệu GFS sẽ được sử dụng trong các quá trình dự báo thử nghiệm.

3.3 Thiết kế thử nghiệm mô phỏng

a) Cấu hình miền tính

Để thực hiện thử nghiệm tác động của số liệu thám không tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tới dự báo bão trên biển Đông, tác giả lựa chọn miền dự báo và cấu hình lưới như sau: Miền lưới tính bao gồm 221 x 161 điểm lưới theo phương ngang với bước lưới là 17 km, và 26 mực thẳng đứng, tạo ra miền lưới bao phủ từ 95oE đến 126.5oE và từ 5oN đến 26.5oN gồm trọn vẹn khu vực biển Đông và một phần của quần đảo Philipine. Bước thời gian tích phân 90 giây. Miền tính của mơ hình được thể hiện qua hình 3.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo trường sa và hoàng sa đến dự báo bão trên biển đông (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)