.3 Dự báo quỹ đạo cơn bão Sơn Tinh tại thời điểm 19 giờ 25/10/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo trường sa và hoàng sa đến dự báo bão trên biển đông (Trang 39 - 41)

Từ hình 4.3 có thể thấy đường màu đen bám khá sát đường màu xanh, hay dự báo của quá trình điều khiển khá gần với quỹ đạo giả lập cơn bão Sơn Tinh. Tuy nhiên, sau 36 giờ dự báo đầu tiên, quỹ đạo dự báo điểu khiển lại đổi hướng và đi lên phía bắc nhiều hơn so với quỹ đạo giả lập (NR). Nhưng nhìn chung, đây là một dự báo khá tốt, đặc biệt là trong 36 giờ đầu tiên. Trong thử nghiệm 1, (EXP1) khi có thêm sự đồng hóa số liệu thám khơng tại hai vị trí Trường Sa và Hồng Sa, quỹ đạo dự báo đã được cải thiện rõ rệt. Sự cải thiện này được thể hiện thông qua việc đường quỹ đạo dự báo của thử nghiệm 1 luôn nằm giữa đường dự báo của điều khiển và đường quỹ đạo bão mô phỏng. Nếu sau 36 giờ dự báo đầu tiên, quỹ đạo dự báo điều khiển đi lệch lên phía bắc nhiều hơn, thì việc đồng hóa thêm số liệu tại hai trạm Trường Sa và Hoàng Sa đã giúp giảm độ lệch này rõ rệt. Khi chỉ có số liệu thám không tại Trường Sa được đồng hóa, thì dự báo đã khơng cịn thể hiện được sử cải thiện như trong thử nghiệm 1. Sự cải thiện chỉ được thể hiện trong 36 giờ dự báo đầu tiên, đường màu da cam nằm giữa hai đường xanh và đen, nhưng không thể đạt được đến kết quả như trong thử nghiệm 1. Từ sau 36 giờ dự báo, sự khác biệt giữa quỹ đạo dự báo của thử nghiệm 2 và của điều khiển khơng cịn rõ ràng. Hai đường

số liệu thám khơng thì các kết quả tính tốn cụ thể sai số vị trí tâm bão sẽ được thể hiện trong hình 4.4 dưới đây.

Hình 4.4 Sai số khoảng cách dự báo tâm bão với quỹ đạo mô phỏng Sơn Tinh thời điểm 19 giờ ngày 25/10/2012.

Sai số vị trí của quỹ đạo của điều khiển so với quỹ đạo mô phỏng được thể hiện bằng cột màu đen; của thử nghiệm 1 là màu đỏ và của thử nghiệm 2 là màu da cam. Với sai số của q trình điều khiển, trong vịng 24 giờ đầu tiên đều nhỏ hơn 40km. Với hạn dự báo từ 30 đến 72 giờ sai số 50 đến 100km. Khi có đồng hóa thêm số liệu thám không tại Trường Sa và Hoàng Sa, sai số dự báo vị trí bão đã giảm đáng kể. Trong mọi hạn dự báo, sai số của thử nghiệm 1 luôn nhỏ hơn của điều khiển. Trong 30 giờ dự báo đầu, sai số chỉ xấp xỉ trong khoảng 20km. Từ hạn dự báo 36 giờ đến 72 giờ, sai số 50 đến 70km.

Khi chỉ có thêm số liệu tại Trường Sa, sai số trong 48 giờ dự báo đầu tiên đã nhỏ hơn so với sai số của điều khiển. Tuy nhiên, khi so với thử nghiệm 1, các sai số này lớn hơn. Từ hạn dự báo 42 giờ, có thể thấy giá trị sai số của thử nghiệm 2 và điều khiển là khơng có nhiều khác biệt. Như vậy, có thể nhận thấy, tại thời điểm dự báo 19h ngày 25/10/2012, kết quả của thử nghiệm 1 là tốt nhất trong mọi hạn dự báo. Trong khi đó, với thử nghiệm 2, kết quả chỉ được cải thiện trong khoảng 48 giờ đầu. Lý giải cho việc thử nghiệm 1 có dự báo tốt nhất là vì quỹ đạo bão đi khá gần vị trí của quần đảo Hồng Sa. Trong khi đó, tại thử nghiệm hai, vị trí của trạm tại quần đảo Trường Sa lại khá xa so với vị trí tâm bão đi qua nên tác động của số liệu quan trắc mới chưa được rõ ràng như trong thử nghiệm trước.

Hình 4.5 tương tự như 4.3 là bản đồ dự báo quỹ đạo bão Sơn Tinh tại thời điểm 01 giờ 26/10/2012. Các quy ước và ký hiệu tương tự như trên. Dự báo của điều khiển vẫn là một dự báo tương đối tốt. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy, trong khoảng 30 giờ đầu, đường màu đen và màu xanh khá sát nhau. Tuy nhiên, cũng như trong thời điểm dự báo trước, trong những hạn dự báo sau, quỹ đạo điều khiển đã lệch lên phía bắc hơn. Q trình đồng hóa thêm hai số liệu Hoàng Sa và Trường Sa đã cải thiện được quỹ đạo dự báo. Ta có thể nhận thấy, đường quỹ đạo dự báo của thử nghiệm 1 rất sát với đường quỹ đạo mô phỏng. Đặc biệt từ hạn dự báo 36 tiếng, nếu dự báo của điều khiển cho cơn bão đi lên phía bắc, thì việc đồng hóa đã giúp cho quỹ dạo dự báo trong thử nghiệm 1 khơng lệch nhiều lên phía bắc và rất sát với quỹ đạo mô phỏng. Với trường hợp thử nghiệm 2, quỹ đạo dự báo lại có xu hướng tương tự như dự báo của điều khiển. Cụ thể hơn, hình 4.6 sẽ cung cấp chi tiết hơn về sai số khoảng cách giữa tâm bão dự báo với tâm bão mô phỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của số liệu thám không giả lập trên quần đảo trường sa và hoàng sa đến dự báo bão trên biển đông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)