Thực trạng các cơng ty tài chính tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Trang 44 - 45)

V. CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG:

e. Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của CTTC.

1.8. Thực trạng các cơng ty tài chính tại Việt Nam.

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 17 cơng ty tài chính vì đây là một hình thức tài chính khá mới mẻ và các cơng ty này thuộc các tổ chức tín dụng phi NH nên các cơng ty này vẫn chưa phát triển quy mô như các NHTM. Tuy nhiên đây là một hình thức mới mẻ nên hệ thống các CTTC chắc chắn sẽ nhanh chóng bành trướng trên thị trường Việt.

Ta biết tại Việt Nam vao thời điểm này, có vẻ như thị trường chung cảu các tổ chức tín dụng phi NH vẫn đang trong giai đoạn “tự phát” là chính. Số lượng ít, quy mơ nhỏ, cộng thêm khơng ít rắc rối trong thủ tục tài chính…tất cả đã ngăn cản các CTTC nhỏ lẻ vượt qua được NH trong các dịch vụ bán lẻ. Thực tế, ở thị trường nước ta, các CTTC thường vẫn “quen” làm việc với các doanh nghiệp lớn nhiều hơn. Vơ hình trung, đó lại là một rào cản cho chính họ.

Có một ngun nhân khác nữa ảnh hưởng tới sự phát triển của CTTC, đó là việc phần lớn các đơn vị này đều trực thuộc các Tập đồn KT của nhà nước, hay Tổng cơng ty dưới bộ. Nhắc tới các CTTC, giới đầu tư vẫn chỉ quen với 2 cái tên Prudential Vietnam và cơng ty Việt- Sài Gịn. Những cơng ty này làm ăn được tiếng là “thống” và “mạnh”, nhưng cũng vì họ khơng hồn tồn giống như những CTTC còn lại, hầu hết đều thuộc nhà nước quản lý.

Trên thị trường nước ta, phần lớn các CTTC đều nghiêng nhiều về nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiền tệ thuộc “ngành dọc”. Việc họ mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính cho “người ngồi” vẫn còn rất hạn chế.

Theo một thống kê khơng chính thức mới đây, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức phi tài chính, tính đến hết tháng 8/2007 ( từ chủ yếu 9 CTTC lớn nhất nước), chỉ đạt xấp xỉ trên 3 nghìn tỉ đồng. Nhưng điều đáng nói là tổng dư nợ cho vay của khối tín dụng này lại đạt trên 10 nghìn tỉ. Khoản chênh lệch đó các CTTC lại đi vay từ NH.

Như đã nêu trên, dù các CTTC lớn hay nhỏ, họ vẫn thường tỏ ra rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhỏ. Các “đơn đặt hàng” lớn khơng phải lúc nào cũng có, vì thế, xu hướng chung của các CTTC lại quay ngược về thị trường đầu tư tài chính. Bất động sản, chứng khốn, đầu tư tài chính dài hạn… các CTTC “làm” hết. Làm, nhưng khơng hiệu quả nhiều. Không chỉ bởi họ thua kém giới NH về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đốn khi có lời.

Theo một thơng tin đưa ra mới đây của Hiệp hội NH Việt Nam thì nợ xấu tại các CTTC có xu chướng tăng. Điều này được giải thích rằng, đó là do cơ chế về thanh tốn đối với các cơng ty này chưa phù hợp. Đó có thể là một lý do, nhưng chắc không phải là lý do duy nhất.

2. Cơng ty cho th tài chính (Financial Leasing Company)

Sử dụng vốn của mình hoặc vốn đi vay để mua các tài sản thiết bị theo yêu cầu của bên đi thuê rồi cho bên đi thuê thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên thuê phải bảo quản và sử dụng thiết bị theo đúng hợp đồng và thanh tốn tiền th đầy đủ định kỳ cho cơng ty cho th tài chính, hết hợp đồng có thể kéo dài thời hạn thuê hoặc trả lại tài sản cho cơng ty.

Cơng ty cho th tài chính phần lớn do các NH lớn bỏ vốn ra thành lập hoặc tồn tại dưới loại hình cơng ty liên doanh hoặc cơng ty 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w