của Trung tâm thông tin tín dụng
Để có thể phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm báo cáo TTTD, CIC cần đa dạng hóa nguồn thu thập, bổ sung nội dung thông tin cần thu thập, đẩy mạnh xử lý thông tin và phát triển mở rộng thêm sản phẩm đi đôi với hạ giá thành.
* Giải pháp về thu thập thông tin đầu vào:
- Hiện nay, nguồn thu thập thông tin chủ yếu là từ các TCTD bắt buộc phải báo cáo TTTD về CIC theo Quyết định 51 của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên, việc thu thập thông qua các kênh khác còn nhiều hạn chế. CIC mới chỉ thu thập được từ các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý của NHNN, còn các tổ chức khác không thuộc sự quản lý của NHNN thì CIC vẫn chưa thu thập được thông tin như Ngân hàng phát triển, các quỹ đầu tư, Bảo hiểm… Trong thời gian tới CIC cần tăng cường công tác phối hợp với cá tổ chức này, và có chính sách khuyến khích các tổ chức này tham gia vào hoạt động TTTD như các quốc gia khác trên thế giới.
- Bên cạnh đó, nguồn thu thập thông tin từ các TCTD cũng chưa được đầy đủ, chuẩn xác. Nhiều chỉ tiêu còn thiếu thông tin, do đó sẽ gây khó khăn trong việc xây dựng các sản phẩm mới. Vì vậy, CIC cần phải xây dựng được chương trình phần mềm, tự động tạo ra các file đối với khách hàng thiếu chỉ tiêu để gửi lại TCTD, bắt TCTD bổ sung và xây dựng quy chế xử phạt hợp lý nếu không thực hiện thông qua các mức độ nặng nhẹ, hiện tại công việc này vẫn phải làm thủ công.
- Nhiều TCTD chưa báo cáo thông tin theo đúng quy định, vì vậy, cần phải xây dựng được các báo cáo thống kê thể hiện trên web -CIC, để các CN NHNN ở các tỉnh, thành phố có thể nhanh chóng phối hợp với CIC đôn đốc đến TCTD.
- Một số TCTD chỉ đăng ký để thực hiện truy cập khai thác thông tin mà chưa phát sinh hoạt động tín dụng cần phải được theo dõi riêng, không theo dõi chung cùng các TCTD khác để tránh nhầm lẫn.
- Phối hợp với Thanh tra NHNN để được cung cấp dư nợ trên cân đối, từ đó kiểm soát số liệu của các TCTD gửi cho CIC có đủ hay không.
- Đối với thông tin về tài chính DN, hiện tại các TCTD phải báo cáo về CIC theo định kỳ. Tuy nhiên các báo cáo tài chính của nhiều công ty chưa được kiểm toán, do đó, cùng một DN nhưng có thể có nhiều báo cáo tài chính khác nhau. Trong thời gian tới, để năng cao chất lượng thông tin, CIC cần yêu cầu các TCTD phải gửi báo cáo tài chính của DN đã qua kiểm toán đảm bảo tính pháp lý của thông tin.
- Hiện tại, thông tin đầu vào của khách hàng là thể nhân bắt buộc yêu cầu phải có số chứng minh thư. Trong khi đó, đối với các ngân hàng đặc thù cho vay nông thôn như Ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng chính sách, ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long khối lượng cho vay thể nhân rất nhiều, trong đó, thực tế nhiều khách hàng không có số chứng minh thư…Xuất phát từ thực tế này, CIC cũng cần nghiên cứu để tạo ra một vùng riêng cập nhật dữ liệu của các khách hàng này để theo dõi dư nợ trên cân đối.
- Đối với thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay: Nhiều TCTD không mô tả được chi tiết tài sản của mình do họ chỉ nhập những thông tin chung vào hệ thống dữ liệu, chưa nhập các thông tin chi tiết, do đó không tạo được dữ liệu ra file. Đối với khách hàng tín chấp, CIC mới chỉ áp dụng phải báo cáo với khách hàng thể nhân, nhưng trên thực tế, nhiều khách hàng DN cũng phát sinh tín chấp nhưng không phải báo cáo, như vậy việc báo cáo sẽ không đầy đủ. Vì vậy, CIC cũng cần nghiên cứu bổ sung thông tin báo cáo đối với tín chấp để đảm bảo thông tin được đầy đủ.
- Về thông tin dư nợ tiêu dùng: Mặc dù, trong Quyết định 51 đã yêu cầu các TCTD báo cáo các thông tin này, nhưng trên thực tế chỉ mới có ít TCTD báo cáo. Trong thời gian tới, CIC cũng cần tổng hợp và có đánh giá đối với từng TCTD, có chế tài nghiêm khắc để buộc các TCTD phải tham gia một cách nghiêm túc và triệt để.
* Giải pháp về xử lý thông tin
- Trong dây chuyền: thu thập - xử lý - cung cấp TTTD, thì xử lý thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động của cả hệ thống TTTD. Mục tiêu của công việc này là phải đảm bảo dữ liệu đầu vào chính xác, trung thực và đáng tin cậy, đồng thời phải được đối chiếu kiểm tra giữa các nguồn và thực hiện việc kiểm tra chéo thông tin đầu vào giữa các NHTM.
- Để hoạt động xử lý thông tin đáp ứng được mục tiêu trên, CIC cần:
Hoàn thiện chương trinh phần mềm Kiểm soát thông tin đảm bảo sự linh hoạt và tiện lợi, chính xác, kịp thời trong quá trình xử lý thông tin. Hạn chế lớn nhất của hoạt động xử lý thông tin hiện nay là mặc dù các TCTD đã báo cáo file số liệu theo Quyết định 51, nhưng chương trình mới tại CIC chưa hoàn thiện. Do vậy, mới chỉ có K1, K3, K8 là đang được tiến hành xử lý dữ liệu trên cở sở chỉnh sửa lại chương trình cũ, còn các thông tin báo cáo khác chưa có chương trình để kiểm tra, cập nhật.
Quy trình của xử lý thông tin bao gồm các giai đoạn: Nhận file báo cáo và chuyển dữ liệu vào kho tạm- thực hiện xử lý dữ liệu – cập nhật vào kho chuẩn. Trong mỗi một giai đoạn cần xây dựng được chuẩn các bước tiến hành để các cán bộ xử lý thực hiện tuần tự, tránh bỏ bước dẫn đến xử lý sai, nhầm lẫn.
Tại giai đoạn chuyển dữ liệu từ file báo cáo vào kho tạm, phải xây dựng được chương trình bắt lỗi đối với file sai, có thông báo chi tiết và gửi trả TCTD, để TCTD biết và chỉnh sửa. Vì có những file dung lượng rất lớn, nếu nhìn bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện được lỗi.
Việc xử lý dữ liệu phải thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước, đặc biệt đối với các cán bộ mới. Phân chia quyền đối với các tình huống xử lý phức tạp. Cải tiến quy trình xử lý cho linh hoạt và tiện lợi ví dụ cho phép tác động cùng một lúc lên nhiều bản ghi, xây dựng chương trình duyệt cho các công ty liên quan, xây dựng
chương trình duyệt để làm mới hồ sơ khách hàng; xây dựng chương trình duyệt đối với các Tổng công ty.
Xây dựng được chương trình báo cáo đáp ứng yêu cầu khác nhau phục vụ cho quản lý của NHNN, các Vụ Cục….
Xây dựng chương trình thống kê, trong đó, thống kê về việc xử lý các file báo cáo theo từng cán bộ xử lý (user) để giúp cho cán bộ xử lý và lãnh đạo phòng tra cứu.
Đối với các hồ sơ khách hàng đã được cập nhật vào kho chuẩn, khi có bất kỳ sự tác động điều chỉnh phải được lưu vào một kho riêng, và có phân cấp quyền được điều chỉnh và duyệt điều chỉnh. Việc này sẽ quy trách nhiệm được đến từng cán bộ xử lý, nâng cao ý thức của cán bộ xử lý thông tin.
Xây dựng được chương trình xử lý thông tin bán tự động. Hiện nay theo quy định, các TCTD phải gửi file báo cáo 3 ngày, 1 lần. Với hơn 100 TCTD gửi file, do vậy khối lượng file cũng như số lượng hồ sơ rất lớn cần được xử lý trong một ngày, Vì vậy việc xử lý thủ công bằng phần mềm sẽ mất nhiều thời gian và lao động. Cho nên, trong thời gian tới cần xây dựng được chương trình xử lý thông tin bán tự động, có nghĩa là ở một số khâu trong quy trình xử lý sẽ được tự động thực hiện trên máy như chuyển text tab, cập nhật K1, cập nhật các K liên quan đến K1 như K3, K4, K6.
* Giải pháp về lưu trữ thông tin.
Cần có một máy riêng đủ lớn để đáp ứng lưu trữ dữ liệu được tập trung, không phân tán. Hiện tại do máy chủ hạn chế, nên các file báo cáo được lưu riêng ở máy cá nhân rất khó khăn trong việc tra cứu lại thông tin khi xảy ra các tranh cãi. Vì vậy, cần có một máy chủ đủ lớn lưu trữ thông tin tập trung theo quy định lịch sử 5 năm, tạo ra như một thư việc điện tử có cách sắp xếp bố trí tiện lợi cho người sử dụng.
* Giải pháp về cung cấp các sản phẩm.
Hiện tại CIC đã thu thập nhiều loại thông tin nhưng chưa xây dựng sản phẩm đầu ra như thông tin về bảo lãnh, thông tin về tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, trong thời gian tới sớm hoàn thiện chương trình phần mềm để có thể cập nhật được dữ liệu của các thông tin trên, từ đó xây dựng các sản phẩm đầu ra, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng chương trình trả lời tin tự động. Đối với các bản trả lời tin đáp ứng yêu cầu hỏi tin về thời gian, chất lượng thông tin thì có thể tự động trả lời đến TCTD không cần thông qua cán bộ xử lý. Để làm được việc này thì công việc xử lý thông tin đầu vào là đặc biệt quan trọng, đảm bảo thông tin phải chính xác, cập nhật về thời gian, hồ sơ pháp lý phải đầy đủ và được cập nhật mới thường xuyên…
Riêng đối với TTTD tiêu dùng và tín dụng thẻ: Trong cơ cấu hệ thống TTTD ngân hàng của các nước thường có công ty TTTD tiêu dùng. Do đặc điểm dư nợ tiêu dùng và tín dụng thẻ là quy mô khoản vay nhỏ, số lượng khá lớn, kỹ thuật thu thập, xử lý không phức tạp, mức độ ảnh hưởng tác động khi có rủi ro đến an toàn hệ thống ngân hàng thấp hơn đối với cho vay DN, nên hầu hết các nước đều thành lập công ty cổ phần để làm việc này. Thực tế VN trong những năm gần đây hoạt động tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ đã phát triển rất mạnh. Nếu thống kê đầy đủ thì mảng này cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong hoạt động tín dụng và xu hướng phát triển ngày càng tăng cao. Thực tế đã có xuất hiện nhiều rủi ro trong kinh doanh tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cũng rất lớn có thể ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống và là một tác nhân gây cản trở sự phát triển đối với các nghiệp vụ này. Gần đây đã xuất hiện nhiều hình thức mới của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua các dịch vụ cho vay tiêu dùng như mua xe ôtô dưới hình thức cho thuê tài chính hoặc cho vay trả góp, lừa đảo thẻ tín dụng…Vì vậy, thu thập TTTD tiêu dùng và tín dụng thẻ là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD, mang lại lợi ích cho khách hàng và góp phần phát triển kinh tế. Các nước trong khu vực đã có công ty TTTD tiêu dùng là: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indônesia…Căn cứ đòi hỏi thực tế từ phía các NHTM, xét về khả năng, điều kiện và năng lực của hệ thống TTTD ngân hàng VN trong việc xây dựng hệ thống chia sẻ TTTD tiêu dùng, trong thời gian tới cần có phương án thành thập công ty TTTD tiêu dùng tại VN.
Đồng thời đi đôi với việc nâng cao chất lượng thông tin thì cơ quan TTTD phải tìm cách hạ giá thành thông tin, để hạ giá bán, nhằm đẩy mạnh việc khai thác sử dụng thông tin vì lợi chung toàn ngành.