ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng – ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 67 - 75)

tín dụng đến năm 2020

3.1.1. Định hướng tổng quát

Đến năm 2020 phát triển CIC thành một Trung tâm thông tin tín dụng tiên tiến hiện đại và có qui mô lớn để góp phần đảm bảo phát triển an toàn - bền vững hệ thống ngân hàng và tăng tưởng kinh tế - xã hội. Điều đó được thể hiện.

Một là, Nâng tầm qui mô tổ chức và hoạt động của CIC đáp ứng yêu cầu: (i) phục vụ quản lý nhà nước của NHNN, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng chất lượng bền vững, phát triển kinh tế – xã hội và (ii) năng lực cạnh tranh dịch vụ thông tin tín dụng điện tử, hội nhập quốc tế.

Hai là, Xây dựng, quản lý kho thông tin tín dụng quốc gia thống nhất, đầy đủ, chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, là nguồn dữ liệu TTTD chủ yếu, kênh TTTD tin cậy ổn định để cung cấp đa dạng sản phẩm thông tin cho NHNN, các TCTD, tổ chức khác và cá nhân trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đánh giá người vay, tiếp cận tín dụng một cách khách quan, khoa học, công bằng, minh bạch, giải quyết tốt nhất khả năng không cân xứng về thông tin.

3.1.2. Định hướng cụ thể hoạt động Thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Hệ số thu thập thông tin của cơ quan TTTD công được tính bằng số hồ sơ khách hàng vay do cơ quan TTTD công đã thu thập được trên 1000 người trưởng thành của quốc gia đó, hệ số này phản ánh mức độ chia sẻ thông tin do cơ quan TTTD công thực hiện, nó chủ yếu hướng vào thu thập thông tin về tín dụng thương mại, đồng thời cũng phản ảnh trình độ văn hoá tín dụng của từng quốc gia. Hiện tại, hệ số này của Việt nam là đạt khoảng 400/1000 ( 50 triệu x 400 = 20 triệu hồ sơ).

Theo số liệu điều tra của Cục doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, thì số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn năm 2010 là 35 triệu.Theo mức độ tăng trưởng tín dụng mỗi năm là khoảng 20% thì ước tính số lượng khách hàng có như cầu vay vốn các TCTD đến năm 2020 là khoảng 70 triệu ( năm 2020 ước tính dân số của Việt Nam khoảng 100 triệu người). Như vậy, CIC phải đáp ứng tối thiểu 75% yêu cầu là 52 triệu. Đây là một mục tiêu rất khó khăn, nhưng nếu chúng ta không làm được thì sẽ rất khó cho các bước hội nhập tiếp theo. Để làm được điều đó CIC cần có 1 lộ trình cụ thể như sau:

3.1.2.1. Giai đoạn đến 2010

Chuyển toàn diện hoạt động của CIC sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, bao gồm:

a) Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ

* Chủ động thực hiện những nhiệm vụ theo quy định của Thống đốc NHNN

Một là: Xây dựng, quản lý Kho thông tin tín dụng quốc gia, có quy mô đến

31/12/2010: (1) thu thập hơn 15 triệu hồ sơ khách hàng vay; (2) quản lý, đảm bảo thông tin có chất lượng cao, thông tin lịch sử người vay có thời hạn tối thiểu 5 năm; (3) đảm bảo an toàn hoạt động ổn định, bền vững cả kho dữ liệu chính và kho dữ liệu dự phòng.

Hai là: Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cho Ban lãnh đạo NHNN, các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN để phục vụ quản lý nhà nước nhằm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Ba là: Cung cấp thông tin tín dụng với các TCTD, tổ chức khác nhằm góp phần đảm bảo tăng trưởng tín dụng chất lượng- bền vững.Tốc độ tăng trưởng cung cấp thông tin bình quân hàng năm đạt trên 30%.

Bốn là: Làm đầu mối, quản lý lĩnh vực TTTD trong ngành ngân hàng, trong cả nước đến khi giao lại cho đơn vị khác. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc NHNN giao.

* Tự chủ, tự chịu trách nhiệm các dịch vụ trong lĩnh vực thông tin tín dụng

Ngoài những nhiệm vụ theo quy định của Thống đốc NHNN, CIC được chủ động nâng cao năng lực làm các dịch vụ trong lĩnh vực TTTD và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật cho các TCTd, tổ chức khác và cá nhân trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế cụ thể như sau:

(i) Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động: đối với nhiệm vụ Thống đốc giao, đơn vị được chủ động quyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ.

(ii) Đối với các dịch vụ, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc:

Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật;

Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

Quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ sẽ được đưa vào trong quy chế về tổ chức và hoạt động của CIC.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp 3 năm giai đoạn 2008-2010

Loại thông tin TH năm 2007 KH năm 2010 Điều chỉnh KH 2010 Tăng so 2007 % so 2007 (%) 1. Thu thập thông tin

-Hồ sơ khách hàng vay 8.000.000 10.000.000 15.000.000 7.000.000 75 -Tổng Dư nợ KH vay >50 triệu (%) 90 99 100 1 1

2. Cung cấp thông tin

-Cung cấp thông tin (bản)/năm 260.000 200.000 500.000 240.000 92 -Dịch vụ thông tin (bản)/năm 2.700 3.000 4.000 1.300 50

-Bản tin CIC (số) 2.200 2.500 3.000 800 36

b) Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy và biên chế

Giai đoạn đến 2010, CIC là tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Trung ương, có hai chức năng phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ TTTD. Thống đốc NHNN quy định bộ máy khung cho CIC, các chi nhánh, đơn vị trực thuộc và giao cho CIC tự chủ tổ chức đến cấp phòng, tổ, bộ phận công tác phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao.

Việc mở Chi nhánh khu vực Miền Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết: vừa để chia sẻ hoạt động, hỗ trợ trực tiếp số lượng lớn đơn vị sử dụng thông tin ở các tỉnh phía nam, mở rộng khả năng cạnh tranh dịch vụ cung cấp thông tin của CIC hiện nay, đồng thời xử lý phương án lưu trữ dữ liệu thông tin tín dụng dự phòng tức thời, đáp ứng yêu cầu truy cập trực tuyến hệ thống CIC của các tổ chức tín dụng.

Các văn phòng giao dịch tự động theo phương thức điện tử được mở rộng là cánh tay kéo dài trực tiếp của CIC. Căn cứ vao nhu cầu thực tế và tuỳ thuộc quy mô tại một số thành phố lớn, có nhiều người sử dụng.

Việc thành lập Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm DN VN (đính kèm Đề án riêng phần phụ lục). Mảng nghiệp vụ phân tích xếp hạng tín dụng là một phần cần thiết đối với CIC để đáp ứng yêu cầu thông tin DN của Ngân hàng Nhà nước Trung ương, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và thực hiện các sản phẩm đặc biệt có giá trị gia tăng của CIC.

c) Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Căn cứNghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

(1) Ở giai đoạn này, CIC xác định là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, tức là CIC có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được Ngân hàng Nhà nước cấp.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

(3) Được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật; không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.

(4) Tiền trích khấu hao và tiền thu do thanh lý của tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, được để lại và hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, được để lại tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị.

(5) Có hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định.

(6) Được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ.

(7) Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, CIC thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện.

(8) Nguồn tài chính do NHNN nước cấp, gồm:

Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp; được Ngân hàng Nhà nước Trung ương quản lý cấp trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước giao đột xuất, các nhiệm vụ khác;

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Kinh phí khác (nếu có).

(9) Nguồn thu sự nghiệp của CIC; gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của CIC.

(10) Tiền lương, tiền công:

CIC được áp dụng theo chế độ tiền lương của đơn vị sự nghiệp và năm đầu được giữ cao hơn mức hệ số của Ngân hàng nhà nước là 0,5.

Thu nhập tăng thêm: Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao: được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định.

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.

Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định do đơn vị tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp sau khi đã sử dụng các nguồn trên, nhưng vẫn không bảo đảm đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, phần còn thiếu sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét, bổ sung để bảo đảm chế độ tiền lương chung theo quy định của Chính phủ.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2008-2010 như sau: ST T Tên chỉ tiêu Đơn vị tính T.hiện 2007 T.hiện 2008 KH 2009 KH 2010 Tăng 2010/2007 (%)

I Biên chế và lao động Người 82 120 150 180 119

01 Biên chế 62 90 120 150 141 02 Hợp đồng ngắn hạn 20 30 30 30 50 II Tài chính 01 Tổng thu nhập Tỷ VNĐ 13,5 18,5 22,8 27,5 103,7 01.1 Thu từ HĐ sự nghiệp 10,8 15,2 19 23,2 114,8 01.2 Thu từ dịch vụ 2,7 3,3 4 4,3 59,3 02 Tổng chi phí 17,6 22,5 26,2 30 73,9 02.1 Chi HĐ sự nghiệp& DV 3,7 4 4,9 5,2 92,6 02.2 Chi cho CBNV 4 6 8,3 17,9 197,5

02.3 Chi HĐ quản lý, côngvụ 0,9 1,4 1,7 2,3 155,6

02.4 Chi KHTS &CCLĐ 0,7 8,7 9 10,9 25,3

III Chênh lệch Thu-Chi -4,1 -4 -3,5 -3,1 -24,4

Tỷ trọng Thu/Chi % 76,7 82,2 87 89,9

Nguồn: Đề án tổng thể phát triển CIC giai đoạn 2008-2020 3.1.2.2. Giai đoạn 2011-2020

a) Giai đoạn từ 2011 đến 2015, CIC phát triển thành tổ chức sự nghiệp nhà nước có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính.

Về tổ chức và hoạt động thực hiện theo mô hình đơn vị sự nghiệp nhà nước và chuyển dần một phần sang hoạt động dạng công ty cổ phần, liên doanh.

Xây dựng, quản lý Kho thông tin tín dụng quốc gia, cóquy mô gấp hơn hai lần

qui mô đến 31/12/2010.

Thực hiện cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn phần theo quy định của Nhà nước.

Các điều kiện hoạt động theo năng lực của CIC và quy định của Nhà nước.

Những nội dung khác sẽ đưa vào kế hoạch chính thức trước kết thúc giai đoạn này 1 năm.

b) Giai đoạn từ 2016 đến 2020, căn cứ mức độ phát triển của CIC trong các giai đoạn trước và chức năng nhiệm vụ mới được giao, khi đó CIC sẽ tiếp tục phát

triển thành tổ chức sự nghiệp nhà nước hoặc chuyển thành DN nhà nước hạng đặc

biệt. Xây dựng, quản lý kho thông tin tín dụng quốc gia, có quy mô gấp hơn hai lần

qui mô đến 31/12/2015.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động

- Cơ cấu bộ máy tổ chức của CIC trong thời gian qua tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TTTD. Hiện nay, CIC được bố trí thành 9 phòng ban, mỗi phòng ban đều có quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tuy nhiên, trong giai đoạn tới, để đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của CIC, CIC cần nhanh chóng:

- Mở thêm chi nhánh phía nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh: Điều này là rất cần thiết, vừa để chia sẻ hoạt động, hỗ trợ trực tiếp số lượng lớn đơn vị sử dụng thông tin ở các tỉnh phía nam, mở rộng khả năng cạnh tranh dịch vụ cung cấp thông tin của CIC hiện nay, đồng thời xử lý phương án lưu trữ dữ liệu TTTD dự phòng tức thời, đáp ứng yêu cầu truy cập trực tuyến hệ thống CIC của các TCTD.

- Các văn phòng giao dịch tự động theo phương thức điện tử được mở rộng là cánh tay kéo dài trực tiếp của CIC. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và tùy thuộc quy mô tại một số thành phố lớn, có nhiều người sử dụng để thực hiện.

- Thành lập Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm DN VN.

- Hiện nay, nghiệp vụ xếp hạng DN tại CIC hiện nay được tổ chức với mô hình là một phòng nghiệp vụ. Mô hình tổ chức này còn bất cập, chưa tương xứng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng – ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w