Vị trí Lành tính Ác tính
Vỏ TTT Bướu tuyến vỏ thượng thận Ung thư biểu mô vỏ thượng thận
Tủy TTT Bướu sắc bào tủy TTT
Bướu hạch thần kinh
Bướu nguyên bào thần kinh
Vỏ và tủy TTT Tăng sản hoặc xuất huyết Bướu thứ phát Trung mô và mô đệm Bướu mỡ tủy thượng thận Lymphoma
Wang (2018) phân loại nhóm bệnh lành tính và ác tính theo mơ học của TTT (Bảng 4.2). Bảng phân loại này cho thấy cùng một loại mô học TTT có thể tồn tại
cùng lúc nhiều dạng thay đổi nội tiết tố và biểu hiện các bệnh lý và hội chứng khác nhau. Mặc dù hiểu biết về sinh lý bệnh học cho những TH này chưa được giải thích rõ ràng. 90
4.1.2.1 Tăng nội tiết tố từ lớp vỏ TTT
Tăng nội tiết tố từ lớp vỏ TTT 62,9%: tăng aldosterone, cortisol và cả hai, không có trường hợp nào tăng androgen.
Kaltsas (2009) phân tích tổng hợp y văn, nhận định bướu TTT tiết đồng thời aldosterone và cortisol khá thường gặp, tùy theo tiêu chuẩn giá trị xét nghiệm được quy ước của từng nghiên cứu. 91
Späth (2011) ghi nhận 35 TH bướu tuyến vỏ thượng thận và 24 TH ung thư biểu mô vỏ thượng thận có tăng tiết đồng thời aldosterone và cortisol. Những TH này được cắt TTT và khảo sát mơ học, hóa mơ miễn dịch để chẩn đốn xác định và cần bổ sung steroid sau phẫu thuật. 92
Yasuda (2020) nghiên cứu quan sát 71 TH: 45 TH bệnh Conn, 12 TH hội chứng Cushing dưới lâm sàng và 14 TH đồng thời bệnh Conn và hội chứng Cushing dưới lâm sàng. Tác giả nhận định rằng các TH cường aldosterone nguyên phát và kích thước bướu > 2,5 cm có khả năng kèm theo hội chứng Cushing dưới lâm sàng. 93
Như vậy, trong số liệu nghiên cứu của chúng tôi và ghi nhận từ y văn vẫn có những trường hợp bướu tăng tiết nhiều loại nội tiết từ lớp vỏ TTT.
4.1.2.2 Tăng nội tiết tố từ lớp vỏ và từ lớp tủy TTT
Tỉ lệ tăng nội tiết tố từ lớp vỏ và từ lớp tủy TTT 15,3%: đây là những TH có tăng tiết catecholamines và tăng một trong hai hoặc cả 2 nội tiết tố từ vỏ thượng thận là aldosterone và cortisol.
Duan (2017) báo cáo một TH bệnh nhân nam 58 tuổi, bướu TTT hỗn hợp của vỏ và tủy TTT xuất hiện ở trong cùng 1 bướu, kích thước 3,8 cm, bên trái, với triệu chứng tăng huyết áp và đái tháo đường 3 năm, bướu tăng tiết catecholamines và cortisol. 94 Tác giả hồi cứu y văn những bướu hỗn hợp này và ghi nhận có 40% đái tháo đường, 80% tăng huyết áp và 53% gây hội chứng Cushing. 94
Gabi (2018) báo cáo một TH bệnh nhân nam 53 tuổi, bướu TTT phát hiện tình cờ bên trái 5,5 cm, giải phẫu bệnh sau PT ghi nhận bướu hỗn hợp vừa vỏ và tủy TTT. Tác giả hồi cứu y văn và nhận thấy đây là bướu hiếm gặp, chủ yếu là báo cáo TH lâm sàng. 95
Kanzawa (2020) báo cáo một TH bệnh nhân nữ 32 tuổi, phát hiện bướu TTT trong thai kỳ, lâm sàng và nội tiết tố TTT nghĩ đến bướu sắc bào tủy TTT, kết quả mô học TTT cho thấy dạng bướu hỗn hợp của vỏ và tủy TT. 96
Yoshida (2021) báo cáo một TH bệnh nhân nữ 42 tuổi, bướu TTT hỗn hợp của vỏ và tủy TTT xuất hiện ở trong cùng 1 bướu ở bên phải với triệu chứng tăng huyết áp. Xét nghiệm nội tiết tố ghi nhận bướu tăng tiết catecholamines và aldosterone. 97
Ali (2021) ghi nhận một TH bệnh nhân nữ, 65 tuổi, bướu TTT phát hiện tình cờ bên trái, kích thước 3 cm, khơng có biểu hiện lâm sàng của bướu sắc bào tủy TTT. Xét nghiệm có tăng catecholamines và metanephrines huyết tương hướng đến bướu sắc bào tủy TTT, giải phẫu bệnh sau PT là ung thư vỏ TTT. 98
Mao (2021) nghiên cứu hồi cứu ở Mayo Clinic, từ năm 2000 - 2020 ghi nhận 15 TH bướu TTT đồng thời bướu sắc bào tủy TTT và cường aldosterone nguyên phát trên cùng một bệnh nhân. Mao khuyến cáo những TH này nên lấy máu tĩnh mạch TTT để chẩn đốn chính xác cường aldosterone ngun phát. 99
Những TH bướu hỗn hợp của vỏ và tủy TTT là dạng hiếm, sinh bệnh học chưa rõ ràng và gần đây được báo cáo nhiều trong y văn. Nhờ sự phát triển của hóa mơ miễn dịch thì những TH này đã được chẩn đốn chính xác. Ngồi ra, sinh học phân tử và di truyền học có thể giúp nhận dạng được các loại đột biến gen trong những TH này. 96
Như vậy, trong số liệu nghiên cứu của chúng tôi giá trị tăng nội tiết tố của vỏ và tủy TTT có thể hướng đến kết quả mô học của TTT sau khi phẫu thuật. Một số TH hiếm có thể ghi nhận bướu dạng hỗn hợp vừa tủy và vỏ của TTT. Trong số liệu nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi nhận kết quả mô học dạng hỗn hợp của lớp vỏ và hoặc lớp vỏ và lớp tủy ở những TH có tăng đa dạng các loại nội tiết tố.
Hiện tại chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện sinh học phân tử và đột biến gen. Chúng tôi sẽ phối hợp Trung tâm sinh học phân tử nghiên cứu phân tích chi tiết cho những TH này trong tương lai.
4.1.3 Giải phẫu bệnh bướu tuyến thượng thận
Tất cả 672 TH được phẫu thuật cắt bướu TTT, chúng tôi ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh từ mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật.
So sánh tỉ lệ các loại giải phẫu bệnh với các tác giả Conzo (2009), Bin (2011), Davenport (2014) và Li (2017), chúng tôi nhận thấy tỉ lệ khá tương đồng về bướu tuyến vỏ thượng thận, bướu sắc bào tủy TTT, ung thư biểu mô TTT và bướu thứ phát. (Bảng 4.3)