4. Nhịp tim thai giảm:
4.2. Nhịp giảm muộn:
4.2.1 Định nghĩa:
Nhịp giảm muộn cịn được gọi là Dip II, đó là những nhịp giảm đồng nhất và liên tục nhưng sự bắt đầu và kết thúc không trùng với cơn co tử cung, xuất hiện chậm hơn 30 giây so với cơn co tử cung.
Hình 21: Nhịp giảm muộn.
4.2.2 Cơ chế sinh lý xuất hiện nhịp giảm muộn:
Trong thời kì mang thai, bình thường cơn co tử cung khơng ảnh hưởng đến mức độ bão hòa oxy của máu thai nhi mặc dù nó ảnh hưởng đến huyết động của thai có nghĩa là nhịp tim thai khơng đổi trước, trong và sau cơn co tử cung. Dưới tác dụng của cơn co tử cung, đặc biệt là những cơ co mạnh > 35mmHg sẽ gây ra sự chèn ép vào mạch máu ở cơ tử cung làm nồng độ oxy trong hồ huyết giảm dẫn đến độ bão hịa oxy trong tĩnh mạch rốn giảm, nó kích thích vào trung tâm dây thần kinh X làm cho nhịp tim thai chậm đi, việc tác động này thông qua cơ chế thần kinh thể dịch cho nên nhịp tim thai giảm sẽ muộn hơn sau cơn co tử cung.
4.2.3 Ngun nhân:
Về phía mẹ:
• Hạ huyết áp • Tử cung co mau
• Mẹ mang thai hút thuốc lá
• Mẹ mắc các bệnh lý như hội chứng kháng cardiolipin, lupus ban đỏ… Về phía thai:
• Phù nhung mao • Lơng nhung vơ mạch • Vơi hóa nhau thai
Nhịp giảm muộn với biến đổi tốt (phản xạ Lates) đôi khi xảy ra bởi các cơn co tử cung quá mức hoặc hạ huyết áp của mẹ, có thể giảm nhẹ bằng cách xử trí các ngun nhân gây ra. Nhưng trong trường hợp giảm trao đổi qua nhau thai trong trường hợp thai chậm tăng trưởng (IURG) thì các biện pháp dụng cụ tử cung để cải thiện lưu thông máu hoặc cung cấp oxy cho thai nhi cũng có thể khơng có hiệu quả.
Nếu oxy tiếp tục giảm thì có thể dẫn đến nhiễm toan mơ phơi thai, gia tăng các chuyển hóa kị khí. Hiện tượng toan chuyển hóa máu có thể ức chế hệ thần kinh