Các loại test nhịp tim thai trước khi đẻ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀCTG cơ bản TRONG sản KHOA (Trang 39 - 44)

Các test nhịp tim thai trước khi đẻ là theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng máy trước khi chuyển dạ nhằm đánh giá tình trạng thiếu oxy của thai qua đó đánh giá và chẩn đốn suy thai.

Có hai loại theo dõi nhịp tim thai trước đẻ:

• Loại khơng kích thích để gây ra cơn co tử cụng cịn gọi là thực nghiệm khơng kích thích (non stress test)

• Loại kích thích gây cơn co tử cung cịn gọi là thử nghiệm kích thích (stress test) có hai phương pháp: kích thích núm vú gây cơn go tử cung (test núm vú – nipple test) và truyền oxytocin gây cơn co tử cung (test oxytocin).

1.Thử nghiệm theo dõi nhịp tim thai liên tục không kích thích (non stresstest) Ngay từ năm 1969 từ những nhận xét của KUBLI và HAMMCHER thấy rằng nhip tim thai tăng lên nhất thời mỗi khi thai vận động và đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ thai bình thường. Sau này người ta thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa hiện tượng tăng nhịp tim thai nhất thời khi khơng kích thích với những trường hợp các test kích thích gây cơn co tử cung âm tính và người ta cho răng phương pháp này rất có giá trị trong theo dõi suy thai trước khi để và nó có ưu thế đặc biệt có thể theo dõi từng ngày.

1.1. Chỉ định

Tất cả phụ nữ có thai đặc biệt là thai nghén có nguy cơ cao:

Bệnh lý người mẹ: bệnh tim, bệnh phổi, bệnh nội tiết, nhiễm độc thai nghén….

Bệnh lý của thai: thai chậm phát triển trong tử cung, thai non tháng, thai già tháng,..

Bệnh lý về phần phụ của thai: rau tiền đạo

1.2. Chống chỉ định

Khơng có chống chỉ định.

1.3. Kĩ thuật tiến hành

Sản phụ nằm ngửa đầu gối cao (tư thế Fowler). Tiến hành mắc máy monitoring sản khoa.

Sau khi đã đảm bảo mắc máy chuẩn, tiến hành cho chạy máy theo dõi liên tục khơng can thiệp bất cứ một kích thích nào khác đối với mẹ cũng như đối với thai.

Thời gian theo dõi: Thời gian kéo dài hay ngắn còn phụ thuộc vào tình trạng thực tiến của mỗi trường hợp.Thời gian theo dõi tối thiểu hay sử dụng là 30 phút. Nếu không có gì bất thường đối với nhịp tim thai thì ngừng lại, cịn có nghi ngờ thì lúc đó có thể kéo dài thời gian cần theo dõi.

1.4. Đánh giá kết quả

Thử nghiệm có đáp ứng.

o Nhịp tim thai cơ bản bình thường trong khoảng 120-160 nhịp.

o Độ dao động bình thường tự nhịp hẹp trở lên.

o Xuất hiện tăng nhịp tim thai nhất thời trên 15 nhịp kèm theo mỗi một cử động thai, xuất hiện 3-4 lần tăng nhịp tim thai nhất thời trong 10 phút.

o Khơng xuất hiện bất kì một nhịp chậm nào.

Thử nghiệm đáp ứng có nghĩa là tình trạng thai bình thường, khơng có suy thai.Kết quả này có thể có giá trị trong vịng 2 tuần đối với những trường hợp thai nhi khơng có những bất thường khác như nước ối.

Thử nghiệm thai khôngđápứng

Nhịp tim thai nằm trong nhóm nghi ngờ: độ dao động thấp khơng thấy

Tất cảcác trường hợp thửnghiệm khơng đáp ứng thì cần phải tiến hành

thử nghiệm kích thích gây co cơn tử cung để phát hiện suy thai, nếu các thử nghiệm kích thích dương tính thì chứng tỏcó thai suy.

Thửnghiệm khơng phân tíchđược

Trong trường hợp nhịp tim thai thu nhậnđược không rõ ràng khơng thể

phân loại nhịp tim thai thì chúng ta kết luận là thửnghiệm khơng phân tíchđược

phải làm lại sau 24-48 giờ.

2. Các test kích thích gây cơn co tcung

Các test kích thích gây cơn co tử cung có mục đích là gây cơn co như

chuyển dạbình thường để đánh giá mứcđộchịuđựng của thai trong chuyển dạ

có thểcho phép sản phụchuyển dạhay phải can thiệp lấy thai.

Có hai phương pháp gây cơn co tửcung trong các test kích thích gây co tử cung: Nghiệm pháp Oxytocin (test oxytocin) và nghiệm pháp kích thích (nipple test).

2.1. Chỉ định

Để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai trong thai nghén nguy cơ cao: Nhiễmđộc thai nghén, thai chậm phát triển, thiểuối, thai già tháng…

2.2. Chng chỉ định Tuyệt đối:

• Mổ cũ: mổ lấy thai, mổ bóc tách nhân xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung

• Rau tiền đạo • Ra nước ối Tương đối:

• Đa ối

• Tiền sử đẻ thai non tháng • Có dấu hiệu của dọa đẻ non • Nhiều thai

• Tuổi thai: Tùy theo từng tác giả, tùy theo từng trung tâm người ta thấy rằng tốt nhât là từ tuần 34. Hiện nay có những nơi có thể làm sớm hơn bắt đầu từ tuần 28.

2.3. Nghiệm pháp Oxytocin

2.3.1. Lịch sử của nghiệm pháp Oxytocin

Người đầu tiên sử dụng test oxytocin là HAMMCHER (1966). Để theo dõi thai nghén nguy cơ cao, ông đã sử dụng phương pháp truyền oxytocin tĩnh mạch cho sản phụ có thai với liều lượng truyền ban đầu là 3mđv phút, sau đó tăng dần liều cho đến khi đạt được 3 cơn go trong 10 phút thì duy trì tốc độ truyền như vậy trong 20 phút. Ông đã kết luận rằng: Test oxytocin có giá trị tốt nhất để đánh giá tình trạng của thai, đặc biệt trong thai nghén nguy cơ cao.

Năm 1968 IONASCU, báo cáo kết quả theo dõi thai nghén có nguy cơ cao bằng phương pháp truyền oxytocin thấy rằng trong những trường hợp thai nhi có kết quả test dương tính thì chỉ số Apga sau đẻ đều thấp nằm trong khoảng 1-5 điểm.

Năm 1969 trong hội nghị sản phụ khoa Pháp- Đức tại Baden Baden, KASER thông báo 320 trường hợp làm test oxytocin và so sánh kết quả của nó với định lượng estriol niệu 24h và kết quả của soi ối kết luận rằng test oxytocin phản ánh trung thực nhất biểu hiện của suy thai trong tử cung.

Năm 1970 CAlDEYRO- BARCIA và cộng sự đã thông báo kết quả nghiên cứu trên 25 sản phụ có tuổi thai từ 30-40 tuần có biểu hiện nhiễm độc thai nghén, đái đường hoặc tăng huyết áp đơn thuần sử dụng test oxytocin: 12 trường hợp test âm tính tất cả trẻ đẻ ra đều có chỉ số apga tốt, trẻ bình thường. 8 trường hợp test dương tính trẻ đẻ ra có chỉ số Apga dưới 6 điểm. Tác giả kết luận có một sự tương quan rõ ràng giữa test dương tính và tình trạng thai nhi sau đẻ.

Năm 1975 ROGER và cộng sự đã làm test Oxytocin cho 600 phụ nữa có thai bằng áp dụng kĩ thuật như sau:

Sản phụ nằm ở tư thế FOWLER Đo huyết áp trước khi làm

Truyền Oxytocin với liều lượng ban đầu là 0,5ml đv/phút sau đó cứ 20 phút tăng lên 1ml đv cho đến khi đạt được cơn co phù hợp 3 cơn/10 phút thì ngừng truyền. Liều tối đa khơng vượt q 10mlđv/1 phút và đánh giá kết quả.

2.3.2. Kĩ thuật làm test Oxytocin

Cho sản phụ nằm tư thế fowler hơi nghiêng trái

Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin (lưu ý cách pha dung dịch Oxytocin) để tạo 3 cơn co tử cung trong 10 phút (hiện nay dùng bơm tiêm điện).

Thực hiện từ 60 - 90 phút.

Khi ngưng Oxytocin phải theo dõi tiếp 15 đến 20 phút nữa mới ngưng monitor.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt: Tiếng Việt:

[1] Ths Trần Danh Cường (2005), “Các test nhịp tim thai trước đẻ”, Thực hành sử dụng monitoring trong sản khoa, bộ môn phụ sản trường Đại học Y Dược Hà Nội,

Nhà xuất bản y học, tr 43-49.

[2] GS.TS Nguyễn Duy Tài, PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, PGS.TS. Trần Danh Cường, TS Hồ Sỹ Hùng, PGS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy, TS. Trương Quang Vinh, Ths.BSCKII Đặng Văn Pháp, ThS Bạch Ngõ, ThS. Trần Thế Bình, TS Nguyễn Thị Kim Anh, (2016) ”Kỹ thuật và cách đọc kết quả Cardiotocography”,

giáo trình sản phụ khoa kĩ năng, Dự án nhân rộng mơ hình chăm sóc sức khỏe bà

mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viên, tr 37-50.

Tiếng Anh:

[1] ACOG (2009), Intrapartum Fetal Heart Rate Monitoring: Nomenclature,

Interpretation, and General Management Principles, Practice Bulletin No.106

[2] Michelle L. Murray, Gayle Huelsmann, Patricia Romo (2007), Essentials of Fetal monitoring 3thedition, p. 155-175

[3] F.Gary Cunninghan, Kenneth J. Leveno, Steven L. Bloom, Catherine Y. Spong, Jodi S. Dashe, Barbara L. Hoffman, Brian M. Casey, Jeanne S. Sheffield (2015), Intrapartum Assessment (Chap 24),Williams Obstretics 24thedition.

[4] Essentials of Fetal Mornitoring 3th edition, section 10, Late and Spontaneous Decelerations, p.141- 154.

[5] Kimberly D. Gregory MD, MPH (6/2014), Tachysystole, University of California, San Francisco.

[6] Fetal Monitoring Interpretations2ndedition.

[7] International Federation of Gynecology and Obstetrics (2015), FIGO consensus guidelines on intrapartum fetal monitoring: Cardiotocography, International Journal of Gynecology and Obstetrics No 131, p13-24

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀCTG cơ bản TRONG sản KHOA (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)