2. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ
2.2. Thực trạng về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận của ngân hàng thương mại tạ
2.2.1. Khái quát hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2008–2019
năm đổi mới, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Số lượng các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008–2019 có sự thay đổi phù hợp với chính sách phát triển của Nhà nước, bao gồm các khối: ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh.
Giai đoạn 2008–2010
Trong giai đoạn 2008–2010, cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008 diễn biến rất phức tạp và để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, điển hình là ba nền kinh tế lớn nhất đồng loạt suy thoái: theo số liệu từ Worldbank (2008), lần đầu tiên trong 15 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ ở mức âm với GDP bình quân đạt –0.14% năm 2008; Nhật Bản giảm phát nhiều năm liền mặc dù đã thực hiện những gói kích cầu Chính phủ; khu vực Liên minh Châu Âu cũng khơng tránh khỏi những tác động tiêu cực khi nền kinh tế dậm chân tại chỗ, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát gia tăng. Bên cạnh đó, giá cả quốc tế biến động khó lường, chỉ số chứng khốn trên tồn thế giới sụt điểm nghiêm trọng, hàng loạt các ngân hàng buộc phải phá sản. Việt Nam thời điểm đó đã là một đất nước mở cửa và hội nhập nên không thể tránh khỏi những cú sốc tiêu cực. Theo Tổng cục thống kê (2008), tăng trưởng GDP 2008 ở mức 5.66% khơng đạt mục tiêu Chính phủ đặt ra, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 22.97% gần gấp đôi so với năm trước, thâm hụt cán cân thương mại đạt mức cao, thị trường chứng khoán giảm theo đà giảm của thế
giới.
Tuy nhiên, hệ thống NHTM Việt Nam khơng chịu nhiều ảnh hưởng bởi chưa có mối liên hệ trực tiếp nào với thị trường tài chính thế giới. Một vài điểm sáng của ngành ngân hàng trong giai đoạn này như sau: (i) ba NHTM lớn là Vietinbank, Eximbank, Vietcombank chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn, (ii) hoạt động tín dụng chính sách được tách bạch sang một số các ngân hàng chuyên trách là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn, ngân hàng Chính sách Việt Nam, ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng NHTM 100% vốn nước ngoài tăng từ 0 lên 5 ngân hàng so
48
với năm 2007, chi nhánh ngân nước ngoài tăng 78%, số lượng các NHTM nội địa tăng 5%
(Ngô Xuân Thanh, 2012). Giai đoạn 2011–2015
Sau cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008, diễn biến kinh tế tồn cầu giai đoạn 2011–2015 vẫn đầy bất ổn. Theo IMF (2011–2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới từ 5.4% nhanh chóng giảm sâu xuống cịn 4,3% vào năm 2011; tiếp nối đà sụt giảm này, năm 2012, 2013 tăng trưởng GDP rơi xuống khoảng 3.5% và tăng trưởng chỉ bắt đầu có dấu hiệu khả quan với mức tăng nhẹ xấp xỉ 3.6% vào năm 2014, 2015; nhưng nền kinh tế vẫn chưa thể chạm mốc tăng trưởng hơn 5% như giai đoạn tiền khủng hoảng. Bên cạnh đó, thế giới cũng chứng kiến sự biến động phức tạp của thị trường vàng và thị trường tiền tệ, căng thẳng nợ công nghiêm trọng tại Mỹ, các nước Châu Âu và Nhật Bản khi chính phủ mạnh tay tung ra các gói kích cầu để khắc phục cú sốc kinh tế sau khủng hoảng ở giai đoạn trước. Tuy tốc độ hồi phục của nước ta có kém hơn so với các nước trong khu vực và không đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra nhưng nền kinh tế cũng để lại nhiều dấu hiệu khả quan. Bình quân tăng trưởng GDP giai đoạn 2011–2015 đạt khoảng 5.91% tuy thấp hơn giai đoạn trước nhưng đặt trong bối cảnh nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức thì đây là một điểm tương đối tốt. Cụ thể, năm 2015 GDP đạt 6.68% – mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm, lạm phát thấp nhất trong 15 năm ở mức 0.63% tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn 2016–2020 (Tổng cục thống kê, 2015).
Với Đề án “Cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011–2015”, hệ thống NHTM giai đoạn này có bước chuyển mình rõ rệt. Mục tiêu của Chính phủ khi đưa ra đề án nhằm đổi mới hệ thống quản trị, quản lý ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh một cách lành mạnh, hướng tới trau dồi năng lực quản trị rủi ro và khả năng quản trị tài chính, tiến tới hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững. Nhằm phù hợp với kế hoạch của chính phủ, cơ cấu NHTM thay đổi theo hướng sụt giảm nhóm các NHTM cổ phần (từ 37 xuống 28) và NHTM liên doanh (từ 5 xuống 3) và tăng nhẹ về số lượng của nhóm các NHTM Nhà nước (từ 5 lên 7) và nhóm các NHTM 100% vốn nước ngồi (từ 5 lên 6).
Giai đoạn 2016–2019 chứng kiến sự phục hồi khả quan và những sự kiện quan trọng gây biến động nền kinh tế từ sự thay đổi chính sách tiền tệ, xu hướng chống tồn cầu hoá và bảo hộ thương mại, chủ nghĩa dân tuý và biến động chính trị. Theo IMF (2016–2019), tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 đạt 3.4% (giảm so với mức 3.5% năm 2015) nhưng đã tăng lên mức 3.9% năm 2017, tuy nhiên đà sụt giảm xuất hiện vào hai năm sau đó với tăng trưởng GDP lần lượt là 3.6% và 2.9%. Các nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc bứt phá mạnh
49
mẽ, trở thành “đầu tàu” dẫn dắt GDP toàn cầu sau một giai đoạn dài trì trệ. Bên cạnh đó, hai sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật giai đoạn này là quyết định rút khỏ EU của Anh và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến thương mại tồn cầu gặp nhiều căng thẳng. Trước tình hình thế giới phức tạp, Việt Nam thực hiện “Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016–2020” nhằm mục đích cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, minh bạch, từ đó khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Đi theo “kim chỉ nam” của Chính phủ, nền kinh tế nước ta có nhiều điểm sáng, GDP tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt GDP năm 2018 đạt 7.08% – mức cao nhất trong 10 năm trở lại đầy với tỷ lệ lạm phát vừa phải 3.54% (Tổng cục thống kê, 2018), cán cân thương mại liên tục thặng dư, tăng trưởng nhanh về vốn đầu tư nước ngoài, dự trữ ngoại hối tăng cao, thị trường chứng khoán ổn định và khơng ngừng phát triển. Với sự tích cực của nền kinh tế trong và ngoài nước, hệ thống NHTM tiếp tục thực hiện tái cơ cấu với sự gia tăng về số lượng của các NHTM 100% vốn nước ngoài (từ 6 lên 9) và NHTM cổ phần (từ 28 lên 31) cùng sự giảm nhẹ của số NHTM Nhà nước (từ 7 xuống 4) và NHTM liên doanh (từ 3 xuống 2) theo xu thế hợp nhất – sáp nhập nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng đưa đến số lượng hiện tại là 46 ngân hàng thương mại (chi tiết xem tại Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Số lượng NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008–2019
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 NHTMNN 5 5 5 5 5
5 5 7 7 4 4 4 NHTMCP 34 37 37 35 35 33 28 28 28 31 31 31 NHTM
100%VNN 5 5 5 5 5 5 5 6 8 9 9 9 NHTMLD 5 5 5 4 4 4 4 3 2 2 2 2 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ
Báo cáo thường niên NHNNVN 2008–2019
Tóm lại, hệ thống NHTM giai đoạn 2008–2019 đóng vai trị quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia, là kênh huy động và cấp vốn chủ đạo giúp thúc đẩy năng lực sản xuất của nền kinh tế nước nhà. Nhờ có Đề án tái “Cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011– 2015” ngành NHTM đạt được những thành quả nhất định: hiện tượng sở hữu chéo giảm mạnh, nguy cơ phá sản được đẩy lùi, năng lực quản trị của các nhà quản lý cấp cao được cải thiện, hệ thống NHTM Việt Nam trở nên ổn định, an tồn và ngày càng nâng cao uy tín đối với công chúng.