Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Trang 41 - 45)

3.3.1. Ngoại hình nhân vật

Trong ba tác phẩm Ai làm được, Tiền bạc bạc tiền và Ngọn cỏ gió đùa đã

khảo sát, chúng tôi nhận thấy Hồ Biểu Chánh không quá chú trọng đến việc miêu tả ngoại hình lẫn trang phục của nhân vật nam giới mà phần nhiều tập trung lên hình ảnh của những người phụ nữ Nam Bộ lúc bấy giờ. Qua những chi tiết quần áo, trang sức như:

Tả nhân vật Bạch Tuyết trong đoạn “Cách chẳng bao lâu, có một cơ trạc

chừng mười lăm, mười sáu tuổi, mình mặc áo tím, đầu chồng khăn trắng, đi giày

thêu, cập dù đỏ, gương mặt sáng như hoa nở, hàm răng đều như hột bắp, tướng

đi dịu dàng, dung nhan tuấn tú ở ngoài bước vào sân, bộ muốn đi thẳng lại cửa cái mà thấy có Chí Ðại đứng đó, nên quẹo qua tay trái, đi dọc theo tường rồi đi thẳng vô sau nhà” (Ai làm được)

41 Tả ba mẹ con Đỗ Thị, Thanh Huê, Thanh Kiều và một số quần áo, phụ kiện thời bấy giờ trong các đoạn “Thanh Huê và Thanh Kiều y phục toàn lụa trắng, tay

đeo cà rá thủy xồn, tai đeo bơng cũng nhận thủy xồn, mà cổ đeo dây chuyền

cũng gắn thủy xoàn, người lo trải náp, người lo đặt bàn, đi tới đi lui,..”; “Đỗ Thị

mở rương lấy đưa cho Thanh Kiều một cái quần cẩm cúc trắng, một cái áo tố màu

bông phấn, một đôi giày thêu cườm và một cái khăn lụa trắng, rồi bảo sửa soạn

cho mau” hay “Đỗ Thị dồi phấn, gỡ đầu, mặc áo màu trứng gà, thay quần lụa

trắng mới, tuy đeo có một đơi bơng hột xồn với một sợi dây chuyền nhỏ, song

dung nhan xinh đẹp đến nỗi người không biết tuổi, chắc phải tưởng bà tuổi chưa đến bốn mươi” (Tiền bạc bạc tiền)

Qua hai đoạn trên, ta có thể thấy được nét tân thời của phụ nữ Việt ở vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn này thơng qua những món đồ trang sức, phụ kiện ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây mà Pháp mang vào miền Nam Việt Nam. Những món đồ này đúng như Hồ Biểu Chánh đã miêu tả bên trong tiểu thuyết, thường chỉ có những người con gái, những người phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu mới có thể sở hữu được, chi tiết này đã phản ánh xã hội lúc bấy giờ ở Nam Bộ tuy phát triển kinh tế với các ngành nghề như may mặc, luyện kim, … nhưng không phải đời sống của tất cả người dân đều ấm no, sung túc. Bởi cũng cùng là đàn bà con gái với nhau nhưng Lý Ánh Nguyệt ở Ngọn cỏ gió đùa khơng hề mang trên mình những tấm vải lụa hay đeo trên cổ một chiếc kiềng vàng. Tác giả đã diễn tả quần áo và dung mạo của cô con gái nhà học trò họ Lý trong đoạn “Nàng mặc

quần áo vải đen, nhưng mà tướng đi đứng dịu dàng, nên người ta thấy cịn muốn

ngó hơn là gái mặc sô sa gấm nhiễu. Nàng để đầu trần, tóc vuốt mà bới chớ khơng cần lược, nhưng mà mái tóc nàng xấp xải hai bên màng tang, đầu tóc nàng xụ xộp đàng sau ót, làm cho chiều lả lơi với vẻ hữu tình. Mặt nàng khơng dồi phấn

mà trắng hồng hồng, môi nàng không thoa son mà ửng đỏ đỏ, hàm răng nàng khít khao mà lại trắng trong, chơn mày nàng cong vòng mà lại nhỏ rít, ngón tay nàng dài mà nhọn như mũi viết, lại thêm phao hồng hồng, móng sn đuột, nên

42

vun, nên hễ gió phất ống quần thì ai cũng phải ngó. Tướng mạo nàng đẹp đẽ

dường ấy mà lại thêm tánh tình nàng chơn chính, cử chỉ nàng thanh tao nữa, bởi

vậy tuy nàng ở trong nhà dân giả bần hàn, song phẩm giá nàng chẳng kém gì gái trâm anh phiệt duyệt” (Ngọn cỏ gió đùa).

Từ đây ta có cái nhìn bao qt hơn về hình ảnh nhân vật nữ trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, có cơ gái nhà giàu vận lụa lung linh nhưng cũng có cơ gái nhà nghèo thuần khiết, đoan trang trong bộ áo vải, mỗi một nhân vật nữ đều nét đẹp riêng biệt. Tóm lại, tuy chỉ phác thảo sơ qua hình ảnh nhân vật bằng những từ ngữ đơn giản nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn có thể thõa mãn được các thắc mắc của người đọc về nhân vật nữ trong tiểu thuyết của mình, nào là dung nhan tươi trẻ của Bạch Tuyết kiên cường, Lý Ánh Nguyệt giản dị, nét ngọc ngà đài cát của hai chị em Thanh Huê, Thanh Kiều hay Đỗ Thị Đào tuy đã sinh tận 3 đứa con nhưng vẫn giữ được sắc xuân. Đồng thời phổ cập cho người đọc ở thế hệ sau biết được rằng phụ nữ lúc bấy giờ cũng biết chưng diện, có những món đồ để làm đẹp thêm cho bản thân như là khăn choàng, cà rá, dây chuyền, hoa tai, dù, …yêu bản thân khơng thua gì phụ nữ trong thời đại ngày nay.

3.3.2. Tuyến nhân vật chính diện – phản diện

Việc xây dựng tuyến nhân vật theo hai hướng chính và tà là phương pháp phổ biến ở thể loại tiểu thuyết, vậy nên chẳng lấy làm lạ khi Hồ Biểu Chánh cũng dùng cách này để xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình.

Tuy nhiên, điều khác biệt ở việc xây dựng nhân vật chính – tà của Hồ Biểu Chánh là nhân vật của ông thông thường sẽ chỉ theo một tuyến nhất định. Nhân vật

chính thì ln lương thiện, khơng hề làm việc sai trái dù chỉ là trong suy nghĩ, như

Bạch Tuyết trong “Ai làm được”, Hồ Biểu Chánh đã xây dựng hình ảnh cơ là một con người mạnh mẽ, thiện lương, thấu tình đạt lí, và những phẩm chất tốt đẹp này được cô thể hiện xuyên suốt tác phẩm như nhất quyết khơng nghe lời người giết mẹ mình – bà Phủ, lúc Chí Đại nghèo hèn cơ khơng chê trách một lời, khi Bạch Khiếu Nhàn đến Sài Gịn để khun cơ trở về Cà Mau, cơ cũng nói với Chí Đại rằng “Em

43

nói thiệt nếu anh chịu về Cà Mau với em thì em mới đi, bằng khơng thì anh ở đâu em ở đó, giàu nghèo chẳng cần gì.” Hay như nhân vật Bá Kỳ trong tác phẩm “Tiền bạc bạc tiền”, dù sống trong giàu sang phú quý, cha mẹ và chị đều có lịng tham

nhưng anh khơng hề có những thói hư tật xấu mà cịn có thể giữ cho tâm tính của mình ln tốt đẹp. Vào lúc gia đình sa cơ, mất hết tài sản, dẫu biết nếu nương nhờ bà Phủ Khánh Long thì có thể hưởng thụ giàu sang như trước đây nhưng Bá Kỳ vẫn kiên định bày tó thái độ coi thường sự sung túc có được bằng lịng dạ độc ác, khơng ra gì của cơ mình. Sau này, khi bà Phủ Khánh Long lẫn mẹ anh – bà Đỗ Thị Đào đều qua đời, anh cũng được chia thừa kế nhưng đã mang hết tiền đi qun góp cho quỹ khuyến học chứ tuyệt đối khơng dùng đến một đồng tiền nào mà bản thân đã cho là “dơ bẩn”. Có thể thấy, Bạch Tuyết hay Bá Kỳ dù trải quá nhiều khó khăn song trong lòng họ chưa từng một lần nghĩ đến những điều xấu xa mà đánh mất chính mình.

Cịn đối với tuyến nhân vật phản diện, ông xây dựng họ là những con

người độc ác, mưu mô, thủ đoạn và luôn ln khiến độc giả cảm thấy căm ghét. Có thể nói họ là những người “thuần ác” – tức là ác từ suy nghĩ đến hành động. Trong ba tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa”, “Ai làm được” và “Tiền bạc bạc tiền”, những nhân vật phản diện như bà Phủ, Phạm Kỳ hay Đỗ Thị, Đỗ Cẩm xuất hiện với những tính nết cực kì xấu, đến khi kết truyện, sự xấu xa đó vẫn khơng biến mất và cũng khơng có bất kì một hành động nào của họ là thiện lương. Đầu tiên là nhân vật Đỗ Cẩm trong “Ngọn cỏ gió đùa”, dù đứng trước một Ánh Nguyệt đang đau khổ vì mất cha hay đứng trước một Vương Thể Hùng thoi thóp trong rừng thì điều hắn ta nghĩ đến cũng chỉ có trục lợi cho bản thân. Khơng một lần thương xót, khơng một lần muốn cứu giúp ai cả. Hay bà Đỗ Thị trong “Tiền bạc bạc tiền”, dù đã khiến gia đình rơi vào cảnh trắng tay, bà bẫn quyết ơm trong mình giấc mộng giàu sang cùng với danh vọng. Bà ta xem con gái mình – Thanh Kiều như một vật mang lại lợi ích chứ không hề suy nghĩ đến cảm nhận của cô. Khi con gái bị thủy đậu, thay vì lo lắng cho con mình thì bà ta lại suy nghĩ đến việc Thanh Kiếu trở nên xấu xí sẽ khiến bà ta mất đi phần tiền sính lễ.

44 Vậy nên, có thể thấy được rằng các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biều Chánh đã mang đặc tính nào thì sẽ gắn bó với tính đó từ đầu cho đến khi kết thúc tác phẩm. Dù cho hồn cảnh xung quanh họ có xoay chuyển ra sao, có ép buộc họ như thế nào thì họ vẫn khơng thay đổi tính cách của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)