So sánh với truyện thơ Nôm

Một phần của tài liệu Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Trang 48 - 51)

3.4. Nghệ thuật xây dựng kết cấu

3.4.2. So sánh với truyện thơ Nôm

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người.Trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh, kết cấu thường thấy trong các tác phẩm mà chúng tôi khảo sát được như các tiểu thuyết: ngọn cỏ gió đùa, ai làm được, tiền bạc bạc tiền. Ai làm được viết có kiểu kết cấu khá giống như kiểu kết cấu của truyện thơ nơm đó là: kết cấu gặp gỡ- tai biến- đoàn tụ và kết thúc có hậu.

Kết cấu là cách tổ chức, sắp xếp các nhân vật, sự kiện, cảm xúc,...trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất theo ý đồ nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật nhằm làm cho tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao nhất. Kết cấu gặp gỡ- tai biến- đoàn tụ là kiểu kết cấu đặc trưng thường xuất hiện trong các tác phẩm truyện thơ Nơm. Nó được coi là vấn đề quan trọng cốt yếu của thi pháp truyện thơ Nôm.

Với Hồ Biểu Chánh ông tập trung rất lớn vào việc xây dựng bố cục tác phẩm, với sự sắp xếp nội dung, tình tiết kĩ càng, làm cho các tấc phẩm có nét tự nhiên, gần gũi, mạch lạc. Kiểu kết cấu giống truyện thơ Nôm cũng xuất hiện trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đó chính là tác phẩm “ ai làm được”

48

*Ai làm được

-Gặp gỡ – gia biến – đoàn tụ

Đến với Ai làm được ta- tác phẩm đầu tay của Hồ Biểu Chánh có thể thấy rõ kiểu kết cấu ấy xuyên suốt nội dung tác phẩm. Đầu tiên (gặp gỡ) là cuộc gặp giữa Phan Chí Đại và Bạch Tuyết. vào một ngày nọ , nhân lúc Khiếu Nhàn về thăm quê , vợ hai của quan phủ lập kế ép Bạch Tuyết cưới cháu bà đặng sau này thâu tóm gia sản nhà Khiếu Nhàn. Bà Phủ đổ oan cho Bạch Tuyết và Chí Đại tư tình với nhau, làm Quan Phủ đuổi Chí Đại đi và ép Bạch Tuyết cưới người trong họ hàng của bà ta. Bạch Tuyết không chịu, thế là bà phủ mới loan tin đồn cơ dan díu với Chí Đại, khiến cho Chí Đại bị đuổi, cịn Bạch Tuyết thì bị đánh. Trong lịng vẫn ln khơng ngi chí báo thù cho mẹ, nay lại còn bị kẻ thù giết mẹ ép uổng vào tròng, Bạch Tuyết quyết định bỏ nhà tìm Chí Đại. Gặp Chí Đại, hai người nảy sinh tình ý rồi kết thành vợ chồng.

Tiếp theo là tai biến khi tỏ tường mọi chuyện với nhau, Chí Đại tuy thương Bạch Tuyết nhưng lại không muốn cô bị thất tiết, anh từ chối năm lần bảy lượt, song cuối cùng đã đồng ý ở bên cơ. Phan Chí Đại và Lê Bạch Tuyết nên nghĩa vợ chồng, cùng nhau trải qua những ngày khó khăn, gian khổ ở Sài Gòn. Một thời gian sau, Bạch Khiếu Nhàn biết chuyện, ơng đi tìm và giúp đỡ vợ chồng cháu ngoại bằng cách góp vốn với người bn ngọc điệp để Chí Đại đi Ấn Độ Dương làm cơng. Chí Đại đi xa, Bạch Tuyết vừa về Cà Mau không lâu liền lén trốn lên lại Sài Gịn tự mình mưu sinh. Kế đó, khi đã ổn định chỗ ở cũng như có cơng việc đàng hồng, Bạch Tuyết tình cờ gặp gỡ và giúp đỡ Băng Tâm, cơ gái mà bạn cũ của Chí Đại – Lý Trường Khanh theo đuổi. Chồng đi làm xa, Bạch Tuyết ở nhà mong ngóng, nhớ thương sinh bệnh nặng. Nhân cơ hội này, bà Phủ tỏ ý muốn đưa cô về nhà chăm sóc song thật ra là để dễ bề sát hại. Tuy không muốn thuận theo nhưng vì khơng kịp xoay sở nên Bạch Tuyết phải theo kẻ ác lên đò trở lại Cà Mau. Nhờ có Băng Tâm và Trường Khanh hết lịng giúp đỡ, Bạch Tuyết an tồn về đến q nhà. Mưu lược lén đưa Bạch Tuyết về chỗ Khiếu Nhàn do Trường Khanh bày ra thất bại, Băng

49 Tâm không ở cùng chỗ với Bạch Tuyết được nữa. Thế là thừa thời cơ khơng có ai cản trở, bà Phủ tráo thuốc bổ thành thuốc độc ép Bạch Tuyết uống, may thay Chí Đại quay về kịp lúc cứu được vợ mình.

Cuối cùng là phần đồn tụ. Bạch Tuyết và Chí Đại vợ chồng đồn tụ, Băng Tâm đồng ý cưới Trường Khanh. Cuối cùng, mọi người vui vẻ hạnh phúc sống bên nhau.

Đây là kiểu kết cấu giống truyện thơ Nôm- kiểu kết cấu gặp gỡ biến cố và đoàn tụ. Với kiểu kết cấu này ta có thể thấy nó có nét giống với một số tác phẩm thơ Nôm trung đại như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu hay truyện Kiều của Nguyễn Du ở chỗ lưu lạc, rồi đồn viên. Có sự chia ly rồi mới được đồn tụ. Chí Đại và Bạch Tuyết cũng Kiều và Kim Trọng, hay Vương Ông cũng giống Khiếu Nhàn “ một cây gánh bao nhiêu cành”.

-Kết thúc có hậu

Cũng trong tác phẩm này Hồ Biểu Chánh đã xây dựng cốt truyện giống kiểu kết cấu của truyện thơ Nơm. Đó là kiểu kết thúc có hậu. Đây là kiểu kết cấu đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm. Phần kết của tiểu thuyết này các nhân vật chính sống vui vẻ cạnh nhau. Cái thiện luôn thắng cái ác, người ở hiền sẽ gặp được những đièu tốt đẹp. Ai làm được có kết thúc viên mãn, dù có trải qua bao nhiêu đau khổ, gian truân, hay cốt truyện có kéo dài đi chăng nữa thì các nhân vật vẫn sẽ dừng lại ở những điều tốt đẹp. ở đây Chí Đại cứu được Băng Tâm hai người được gặp lại nhau họ đồn tụ sống cùng nhau. Băng Tâm thì đồng ý gả cho Trường Khanh.

Kết thúc có hậu là kiểu kết cấu khá quen thuộc trong truyện thơ Nôm. Như trong truyện- một thiên tình sử của đơi trai gái trải dài từ trên tận trời cao xuống dưới địa phủ. Trải qua bao nhiêu sóng gió, Tào Thị phải trả giá cho những gì mình gây ra đó là bị sét đánh chết. Phạm Cơng thì xin cáo quan xuống âm phủ tìm Cúc Hoa. Chàng đựic công chúa Xuân Dung n, Tề Thiên Đại Thánh và Diêm Vương giúp đỡ tận tình, xuống được âm ti và tìm được vợ. Cúc Hoa được tái sinh.

50 Từ những đặc điểm kết cấu trên mà chúng tơi vừa đề cập. Ta có thể hình dung rõ những điểm giống nhau trong cách kết cấu của Hồ Biểu Chánh và truyện thoe Nơm. Điều đó đã làm cho tác phẩm này tạo ra sự hấp dẫn cho người đọc. Hơn hết đó là lý tưởng về cái thiện. Người lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp và may mắn. Trải qua bao sóng gió sẽ được trở về bên nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)