3.4. Nghệ thuật xây dựng kết cấu
3.4.1. So sánh với tiểu thuyết chương hồi
Văn hóa, cũng như văn học Việt Nam, từ lâu đời đã có sự ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc. Bởi lẽ đó, trong buổi giao thời, tiểu thuyết quốc ngữ vẫn còn hiện rõ dấu ấn đặc trưng của văn học Trung Quốc, đó là những cuốn tiểu thuyết mang kết cấu của tiểu thuyết chương hồi. Văn chương của Hồ Biểu Chánh cũng không ngoại lệ, ở các sáng tác của ông ta thấy vẫn cịn sót lại một vài tàng dư của những đặc trưng thể loại tiểu thuyết chương hồi. Về khái niệm, tiểu thuyết chương hồi “là hình
thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên Trung Quốc. Đặc điểm là dùng tiêu mục để phân hồi, câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề”. Ở Hồ Biểu Chánh, ta không
chỉ thấy sự tiếp thu những đặc trưng của loại thể này mà ơng cịn đem vào đó sự sáng tạo để tạo ra những giá trị mới cho tác phẩm của mình, đó là cá tính Nam Bộ.
Để nhận biết một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi hoặc tiệm cận với nó, ta dựa vào kết cấu chương hồi. Theo TS Lê Tú Anh: “Kết cấu chương
hồi là một phương diện thi pháp của tiểu thuyết chương hồi. Cấp độ bề mặt của kết cấu chương hồi là các chương (hồi) – các đơn vị kết cấu. Một chương (hồi) trong kết cấu chương hồi đều có những dấu hiện nhận biết cụ thể”. Qua việc khảo sát ba
tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, Tiền bạc bạc tiền, Ai làm được của Hồ Biểu Chánh bằng cách nhận diện kết cấu chương hồi, ta làm rõ sự tương đồng trong sáng tác của ông với thể loại tiểu thuyết chương hồi. Trong đó, tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa thể hiện rõ hơn cả.
Trước hết, tác phẩm mang kết cấu chương hồi là một tác phẩm được chia làm nhiều hồi, mỗi hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được mở đầu bằng một câu hay một cặp văn vần. Trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa Hồ Biểu Chánh có
45 sự phân chia tác phẩm thành nhiều chương khác nhau mỗi chương tương ứng với một sự kiện trong tác phẩm và mãi đến chương 5, tác giả mới mang vào đầu câu chuyện một câu “Trời Phật ở cơng bình/ Lồi người biết nhơn nghĩa” để nhắc đến sự bi thương tai tiếng mà nhân vật Lý Ánh Nguyệt phải chịu sắp tới đây. Ở chương 7, Hồ Biểu Chánh sử dụng câu: “Hải- Yến tưởng dễ kết tư tình với Ánh Nguyệt, té
ra khó biết chừng nào”. để đề cập đến sự kiện Từ Hải Yến quyết tâm làm thân với
nàng Ánh Nguyệt để thực hiện mưu đồ nhưng gặp nhiều khó khăn. Hoặc chương 12 lại có câu: “Những kẻ độc ác chẳng có giờ nào là chẳng tính chuyện hai người”
nhằm thuật lại những âm mưu xấu xa sắp tới đây của Đổ Cẩm nhằm chuộc lợi cho bản thân.Đối với những chương khơng có câu hay cặp văn vần đề cập đến sự kiện, lúc này, tập trung vào việc tác giả sắp xếp các sự kiện quan trong của toàn bộ mạch truyện, ta nhận biết được đó là biểu hiện của kết cấu chương hồi.
Trong tiểu thuyết chương hồi, lời bình luận của tác giả sau một sự kiện đáng chú ý nào đó nhằm gửi gắm thơng điệp quan trọng đến người đọc cũng là một trong những khía cạnh của kết cấu chương hồi. Những lời bình có thể xuất hiện dưới hình thức văn vần hoặc văn xi và thường xuất hiện sau sự kiện vừa nhắc đến. Đối với Ngọn cỏ gió đùa Hồ Biểu Chánh cũng đem vào tác phẩm những đặc điểm cơ bản của kết cấu chương hồi. Ở chương 5 quyển 2, qua hai câu mở đầu chuỗi sự kiện, tác giả gửi đơi lời bình và cảm thương cho số phận của Lê Văn Đó cùng Lý Ánh Nguyệt chịu nhiều đau đớn cực khổ, tủi nhục: “Trời Phật thì mình khơng thấy hình dung, mà mình cũng khơng nghe ngơn ngữ, nhưng vì mình có lịng kính sợ nên mình tin chắc Trời Phật cơng bình, thơi cũng cho là phải đi, chớ như loài người ở chung lộn với mình đây, tánh người hung bạo giả dối, thói đời đen bạc xấu xa, mình đã từng thấy hằng ngày, thế thì nói “lồi người biết nhơn nghĩa”, thiệt là khó tin lắm. Hai chữ “nhơn nghĩa“ là chữ của bực Thánh-Hiền xưa bày ra để cảm hóa lồi người cho biết thương nhau cho biết giúp nhau, đặng đừng hại nhau, đừng hiếp nhau, đừng gạt nhau. Tiếc vì Thánh-Hiền chết đã lâu rồi, nên lồi người khơng cịn nghe lời nói chơn chánh, khơng cịn thấy cách ở nhơn từ nữa, bởi vậy họ đã khơng làm theo ý Thánh-Hiền, mà họ lại cịn mượn hai chữ “nhơn nghĩa“ để mà hại nhau,
46 hiếp nhau, gạt nhau cho dễ, nghĩ thiệt nên chán-ngán! Nếu loài người biết nhơn nghĩa thì có lý nào người khơn ngoan giàu có đã khơng thương kẻ khờ dại bần hàn, mà lại còn khinh khi đày đọa, húng hiếp cho đến nước, theo như truyện Lê-văn-Ðó chúng tơi đã thuật trong quyển ÐAU ÐỚN PHẬN HÈN đó vậy? Nếu lồi người mà biết nhơn nghĩa, thì có lý nào bực tu mi nam tử, sức mạnh học hay, đã không thương phận nhược chất liễu bồ, côi-cúc bơ-vơ, nghèo nàn khốn khổ, mà lại đành lịng bó-buộc, túng ép, gạt gẫm, làm đến nỗi ơ danh xủ tiết, tuyệt mạng vong thân theo như truyện Lý-Ánh-Nguyệt chúng tôi sẽ thuật trong quyển NÁT THÂN BỒ LIỄU nầy đây?
Sự tương đồng trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc còn được thể hiện ở việc ơng cố gắng biến tác phẩm của mình trở nên chân thật hơn bằng cách đưa vào sáng tác của mình nghệ thuật tự sự: tìm động lực thúc đẩy cốt truyện. Với thể loại tiểu thuyết dài hơi, việc viết lan man dễ dẫn đến tình trạng gây chán cho người đọc, ở Hồ Biểu Chánh có sự tài tình khi ơng thêm vào cốt truyện những giai thoại lịch sử nhầm hướng câu chuyện theo chiều thời gian đi thẳng nhưng vẫn mang tính hợp lý cho người đọc. Trong tác phẩm, ở chương 10, khi tạo biến cố cho cuộc đời mẹ con Lý Ánh Nguyệt và Từ Thu Vân để họ lưu vong khắp và một lần nữa ăn nhờ ở đậu nhà vợ chồng Đỗ Cẩm, cũng từ đó xảy ra nhiều biến cố khiến mẹ con nàng phải sống xa nhau, nhà văn thêm vào tác phẩm giai thoại lịch sử về giặc Khôi đứng lên chống lại triều đình và thất bại. “Ai có đọc sử kí Việt
Nam cũng đều biết, lúc gần hết thập bát thế kỷ chúa Nguyễn bị binh Tây Sơn đoạt giang san; Định- Vương với Đông- Cung đều bị Nguyễn Huệ và Nguyễn- Lữ bắt giết hết. Nguyễn Phước Ánh, là cháu Định- Vương, chiêu mộ anh hùng, viện binh Pháp quốc, xung đột Tây Sơn 24 năm… Lê Văn Khơi biết trước hễ mình độc lập thế nào triều đình cũng khơng nhịn, nhưng mà đến chừng nghe binh triều đình sắp kéo vơ thì trong lịng cũng hơi lo, bởi vậy mới sai người đi khắp các tỉnh chiêu mộ những nghĩa sĩ anh hùng để làm trảo nha mà chống lại binh triều đình”
Hay khi nhắc về sự hưng thịnh của Lê Văn Đó, nhà văn nhắc về giai thoại sau khi kết thúc chiến tranh dẹp loạn, Lê Văn Đó có cơng lấy lúa nuôi quân triều
47 đình nên sau khi kết thúc thắng lợi, Đó được phong làm thiên hộ, quen biết nhiều quan trên, có chức có quyền, cuộc sống trở nên sung túc thuận lợi hơn.
Nhìn chung do Tính khơng đồng bộ của kết cấu tiểu thuyết chương hồi, nên các tác phẩm về kết cấu có phần giống với tiểu thuyết chương hồi cũng chỉ thể hiện ở một vài đặc điểm nhỏ chứ không thể hiện hết các đặc trưng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, thay vào đó, sự sáng tạo nghệ thuật riêng đã góp phần làm cho tác phẩm mang dấu ấn riêng của nhà văn và thoát thai khỏi những loại thể cũ trước đó và tạo nên những giá trị mới, mang đến thành cơng cho riêng mình. Với Hồ Biểu Chánh, chính sự sáng tạo trong nội dung cốt truyện kể về cuộc đời của những con người Nam Bộ thay vì sử dụng đặc trưng kết cấu chương hồi để giảng sử hay kể sử đã làm bật lên đặc trưng mới lạ của tác phẩm, đó là văn hóa nam bộ, cá tính nam bộ tạo nên thành cơng cho tác phẩm cũng như nhà văn.