Không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Trang 51 - 56)

Có thể nói, Hồ Biểu Chánh thừa hưởng phong cách văn chương vốn có của các nhà văn Nam Bộ và tự ý thức tác phẩm văn chương của mình cần phải đáp ứng đơng đảo người đọc (đặc biệt là độc giả Nam Bộ). Nên ngồi ngơn từ mộc mạc dễ hiểu, nội dung gần gũi, chân thực thì khơng gian và thời gian nghệ thuật mà Hồ Biểu Chánh xây dựng cũng rất gần với người đọc đương thời, gần với vùng đất Nam Bộ, con người Nam Bộ.

3.5.1. Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật đầu tiên trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh mà người đọc có thể dễ dàng nhận thấy nhất chính là khơng gian bối cảnh, và cũng thông

qua việc lựa chọn không gian bối cảnh cho tác phẩm của mình, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện được “cá tính Nam Bộ” đậm nét.

Bối cảnh nông thôn Nam Bộ hiện lên qua từng trang viết của Hồ Biểu Chánh, từ thôn quê đến thành thị, từ những con đường, phố xá, những cánh đồng, con sông… cùng với những cái tên vô cùng quen thuộc với người Nam Bộ mà ông đã đặt cho nhân vật. Đó là cảnh vật ở huyện Tân Hịa (Gị Cơng) trong Ngọn cỏ gió đùa, là cảnh sơng nước Cà Mau, Bạc Liêu trong Ai làm được hay Cần Thơ, Châu Đốc hay Ơ Mơn, Bình Thủy… và có thể nhiều nhất là Sài Gịn, Chợ Lớn. Qua ngịi bút của ơng, khung cảnh làng q Nam Bộ hiện lên với đường nét rõ ràng, trên nền phong cảnh đó diễn ra những nếp sống sinh hoạt sống động của xã hội miền Nam, những hoạt động ngoài đường phố hay trong các phiên chợ , công việc ở làng xã, cảnh nhà lá tồi tàn cũng như cảnh nhà lầu đồ sộ, khách sạn, nhà thương (bệnh viện), cảnh hút thuốc phiện cũng như cảnh đờn ca nhậu nhẹt, cảnh di chuyển bằng ghe, xuồng, xe hơi, xe lửa, cảnh đi về Hậu Giang bằng tàu, vv...

51 Một số nét văn hố “miệt vườn” được hình thành và phổ biến trên vùng đất Nam Bộ được tái hiện trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Người dân nơi đây có thói quen làm nhà dọc hai bên sơng với chất liệu lấy từ cây lá có sẵn. Những hình ảnh vơ cùng quen thuộc trong đời sống phía Nam hiện lên thơng qua các chi tiết:

“Phía sau gió thổi đánh lá mái nhà kêu xạch xạch, đằng xóm heo kêu địi ăn tiếng ột ẹt vang rân” (Ngọn cỏ gió đùa) hay “Nhà ông Chấn cất day cửa xuống mé sông, mà trước cửa ông lại trồng cây leo cặp làm hàng rào kín mít […]. Phía sau hè ơng có lập một thớt vườn gần một mẫu, trồng cau ngay hàng ngay lối mà giữa liếp cau, chỗ thì ơng trồng xen ổi, chỗ thì ơng xen trầu…” (Ngọn cỏ gió đùa).

Thơng thường người viết tiểu thuyết thời ấy sẽ lấy tên của những địa danh xa lạ, nhưng với Hồ Biểu Chánh, ông xây dựng tiểu thuyết trên những vùng đất quen thuộc với độc giả của mình. Câu chuyện trong Ai làm được diễn ra ngay tại Cà Mau

“Bạch Khiếu Nhàn mình mặc quần áo bằng lụa trắng, vai vắt khăn nhiễu đỏ, thủng thẳng đi dọc mé sông Cà Mau mà hứng mát”. Cũng như vậy với Ngọn cỏ gió đùa

câu chuyện cũng được lấy bối cảnh tại nhiều tỉnh Nam kỳ, mở đầu tác phẩm này, Hồ Biểu Chánh đã viết: “Năm mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện

Tân Hịa, bây giờ là tỉnh Gị Cơng”. Còn với Tiền bạc bạc tiền, câu chuyện lại xảy

ra tại Sài Gòn: “Mặt trời đã khuất mái nhà […] một lát ra đứng trước cửa ngó mơng xuống đường Paul Blanchy, là đường ở Sài Gịn chạy từ mé sơng ở Bến Nghé lên Tân Định rồi qua Cầu Kiệu”. Không gian trong các câu chuyện của Hồ Biểu

Chánh chỉ diễn ra xoay quanh trên mảnh đất miền Nam cùng với những cái tên làng, tên đất, tên sông quen thuộc: sông Vũng Gù thuộc phủ Tân An, tỉnh Định Tường hay sông Bến Lức, sơng Đồng Nai, sơng Bao Ngược… trong “Ngọn cỏ gió đùa”. Sông Gành Hào, sông Cà Mau, sông Bến Nghé… ở “Ai làm được” hay những địa danh quen thuộc ở Sài Gòn như Chợ Lớn; Bà Chiểu; Bến Nghé; Phú Nhuận; chợ Bến Thành…

Ở đây không gian bối cảnh là một khơng gian hiện thực, nó đóng vai trị

làm nền cảnh để phơi bày những hiện thực xã hội: nỗi vất vả, cuộc sống cực nhọc của người dân Nam Bộ, những bất công, ngang trái của xã hội đương thời… Không

52 gian nghệ thuật lúc bấy giờ khơng cịn là mơi trường để thể hiện cảm xúc, thể hiện tâm hồn lãng mạn của nhà văn nữa, mà là để phản ánh hiện thực.

Hồ Biểu Chánh còn khéo léo tạo nên sự tương phản giữa các khơng gian, để nói lên sự bất cơng của xã hội và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Đặt hai tuyến nhân vật (giàu – nghèo) vào hai không gian tương phản với nhau, hình ảnh “Cái cánh đồng, từ Rạch Lá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện

Tân Hòa, năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà đều được no cơm ấm áo, ngặt vì năm nay cả đồng khơ héo, làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực thở than…”

hay hình ảnh nhà anh Lê Văn Đó “khơng có đèn đuốc chi hết, mà may nhờ có bóng

trăng dọi, nên tuy không đèn nhưng sáng lờ mờ” đối lập với hình ảnh nhà ơng Bá

Hộ Cao ở Vồng Nâu “[…] duy ở giữa xóm có một cái nhà lớn, tre trồng bao chung

quanh, trong nhà đèn đốt sáng lịa, khách khứa đơng đầy dẫy, ăn uống vui cười inh- ỏi.”. Bằng cách này Hồ Biểu Chánh đã thể hiện rõ rệt sự phân hóa giàu nghèo của

thời đại lúc bây giờ.

Bên cạnh đó, khơng gian trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cịn có sự “luân chuyển”, dịch chuyển không gian bằng cách dịch chuyển cuộc đời, số phận của nhân vật. Ơng để cho nhân vật của mình từ một vùng quê nhỏ, nghèo nàn lên thành phố làm việc, kiếm tiền, xây dựng cuộc sống mới, rồi lại quay trở về nơi bắt đầu. Đây là cách thức mở rộng khơng gian, với mục đích thể hiện ước mơ, khao khát về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn của những con người lao động cực khổ. Như anh Lê Văn Đó đến Cần Đước thay tên đổi họ, khai hoang làm ăn và trở thành người giàu có, sống nhân nghĩa và có lịng thương người. Cịn anh Thiệt cũng “dắt ơng già lên

Vũng Gù mà kiếm ăn.”, sau khi cha anh chết anh “lại trở về Giồng Tre xin ở đợ cho nhà ông ba Lãnh”.

3.5.2. Thời gian nghệ thuật

Trong giai đoạn đầu của ngòi bút tả thực, Hồ Biểu Chánh lựa chọn thời gian thực tại để đưa vào tác phẩm của mình. Như trong tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa”, thời gian được lựa chọn là thế kỷ XIX dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, hay trong “Tiền bạc bạc tiền”, thời gian được chọn là lúc thực

53 dân Pháp đang hồn tất cuộc bình định Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX; trong “Ai làm được” là khoảng thế kỷ XIX, đất nước ta cũng đang trong giai đoạn bị thực dân Pháp xâm lược, kinh tế đang khá ổn định và có phần phát triển. Tất cả thời gian trong tác phẩm đều là thời gian có thật, thời gian cụ thể, giai đoạn có thật trong lịch sử Việt Nam. “Năm 1894, một buổi chiều kia gió xuân mát mẻ, nước lớn đầy sông,

cỏ cây tươi tốt, Bạch Khiếu Nhàn mình mặc áo quần tồn bằng lụa trắng, vai vắt khăn nhiều đỏ, thủng thẳng đi dọc theo mé sông Cà Mau mà hứng mát.” (Ai làm được) hay “Năm mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân-Hịa, bây giờ là tỉnh Gị Cơng…” (Ngọn cỏ gió đùa).

Thời gian trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là thời gian được kể. Nhiều tác phẩm được kể theo một chuỗi liên tiếp các sự kiện, sự kiện được kể diễn biến theo thời gian từ đầu đến khi kết thúc số phận nhân vật, đó chính là thời gian được kể.

54

KẾT LUẬN

Tóm lại, Cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không chỉ biểu hiện ở việc sử dụng các địa danh quen thuộc của miền Nam để xây dựng không gian câu chuyện mà còn biểu hiện ở cách ơng xây dựng tình huống thực tế, khắc họa nhân vật dân dã, bình dị kết hợp cùng việc sử dụng ngôn từ mang đậm dấu ấn địa phương. Tất cả đã khiến tác phẩm của ông khơng khác gì “một quyển sổ ghi chép lại” những câu chuyện có thật ở vùng đất này. Và tuy khơng phải người duy nhất viết về vùng đất Nam Kỳ nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn để lại ấn tượng sâu sắc đối với độc giả thông qua cách thể hiện các đặc trưng Nam Bộ trong tác phẩm của mình.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Minh Hiền (2002), Đặc điểm khẩu ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu

Chánh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn. Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

2. Cù Đình Tú (1988). Một vài suy nghĩ về ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Truy xuất từ:

http://www.hobieuchanh.com/pages/baiviet/CuDinhTu/MotVaiSuyNghi_cdt.htm

(truy cập ngày 16/10/2021)

3. Hoàng Phê (chủ biên) (2019), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.

4. Huỳnh Cơng Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội. 5. Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh (2016), Đất và người Nam Bộ, NXB Trẻ.

6. Nguyễn Quang Tuấn (2007), Đặc sắc ngơn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Tạp

chí khoa học, số 1B-2007. Đại học Vinh.

7. Nguyễn Thiệp Giáp (2008), Từ vựng tiếng Việt, Hà Nội: NXB Giáo dục. 8. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội. 9. https://downloadsach.com/sach-trong-nuoc/ngon-co-gio-dua.html 10. https://downloadsach.com/sach-trong-nuoc/ai-lam-duoc.html 11. https://downloadsach.com/sach-trong-nuoc/tien-bac-bac-tien.html 12. http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6 630%3Atruyn-thng-va-cach-tan-trong-cac-dng-thc-kt-cu-tiu-thuyt-quc-ng-giai-on- u-th-k-xx&catid=119%3Avan-hoc-viet- nam&Itemid=7201&lang=zh&site=30&fbclid=IwAR2C1LR0sB9SLmf2IGKtOSm WlMxuk6hqBGirWy7aJ7u6gDjTW5XvGjYfX8o

Một phần của tài liệu Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)