Sơ đồ khối của một máy hiện sóng thơng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật đo lường điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 65 - 66)

m. Côngtơ điện tử:

4.2.2.2. Sơ đồ khối của một máy hiện sóng thơng dụng

Hình 4.5: Sơ đồ khối của máy hiện sóng Oscilloscope

Tín hiệu vào được đưa qua bộ chuyển mạch AC/DC (khố K đóng khi cần xác định thành phần DC của tín hiệu cịn khi chỉ quan tâm đến thành phần AC thì mở K). Tín hiệu này sẽ qua bộ phân áp (hay còn gọi là bộ suy giảm đầu vào) được điều khiển bởi chuyển mạch núm xoay nóm xoay VOLTS/DIV, nghĩa là xoay núm này cho phép ta điều chỉnh tỉ lệ của sóng theo chiều đứng. Chuyển mạch Y- POS để xác định vị trí theo chiều đứng của sóng, nghĩa là có thể di chuyển sóng theo chiều lên hoặc xuống tuỳ ý bằng cách xoay núm vặn này. Sau khi qua phân áp, tín hiệu vào sẽ được bộ khuếch đại Y khuếch đại làm lệch rồi đưa tới điều khiển cặp làm lệch đứng. Tín hiệu của bộ KĐ Y cũng được đưa tới trigo (khối đồng bộ), trường hợp này gọi là đồng bộ trong, để kích thích mạch tạo sóng răng cưa (còn gọi mạch phát quét) và đưa tới điều khiển cặp làm lệch ngang để tăng hiệu quả điều khiển, một số mạch còn sử dụng thêm

làm việc ở chế độ đồng bộ ngồi bằng cách cắt đường tín hiệu từ khuếch đại Y, thay vào đó là cho tín hiệu ngồi kích thích khối tạo sóng răng cưa.

Đi vào khối tạo sóng răng cưa cịn có hai tín hiệu điều khiển từ núm vặn TIME/DIV và X - POS. TIME/DIV (có nhiều máy kí hiệu là SEC/DIV) cho phép thay đổi tốc độ quét theo chiều ngang, khi đó dạng sóng sẽ dừng trên màn hình với n chu kỳ nếu tần số của sóng đó lớn gấp n lần tần số quét). X - POS là núm điều chỉnh việc di chuyển sóng theo chiều ngang cho tiện quan sát.

Ống phóng tia điện tử CRT đã được mơ tả ở phần trước.

Sau đây ta sẽ xem xét phần điều khiển, vận và các ứng dụng thông dụng nhất của một máy hiện sóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật đo lường điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)