ĐO ĐƯỜNG KÍNH DÂY ĐIỆN TỪ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật đo lường điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 83 - 91)

BÀI 5: ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG KHÔNG ĐIỆN 2.1. ĐO ĐƯỜNG KÍNH VÀ ĐỘ SÂU

2.2. ĐO ĐƯỜNG KÍNH DÂY ĐIỆN TỪ

2.2.1. Cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản pan me.

a. Cấu tạo

Cấu tạo Panme

Panme là dụng cụ đo cơ khí chuyên dụng được dùng với các mục đích như đo trong, đo ngoài, đo độ sâu độ chính xác lên đến 1/1.000 milimet.

Hiện nay, sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành như cơ khí, công nghiệp nặng, chế tạo... Thường có dải đo như 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125- 150,…. giúp mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng.

Thước panme được chia làm 3 loại chủ yếu là Panme cơ khí,panme điện tửvà panme đo lỗ. Mỗi loại sẽ có những chức năng và đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên, thiết bị đo cơ khí này đảm bảo vô cùng hữu dụng.

Thường các Panme sẽ có cấu tạo trên một nền tảng cơ bản nhưng sẽ có thay đổi theo công dụng đo lường của mỗi loại panme như panme đo ngoài điện tử Mitutoyo sẽ được trang bị thêm màn hình LCD để dễ dàng đọc được số đo, còn Panme cơ sẽ đọc số đo trực tiếp trên thanh thước.

Khung C

Sở dĩ, đây được gọi là khung C bởi nó cong giống như hình chữ C. Nó được thiết kế chắc chắn bằng thép, bên ngoài được mạ crom tránh tình trạng bám bẩn, ngăn nhiệt cơ thể người dùng.

Khung càng lớn, phạm vi đo càng dài và ngược lại. Chức năng của khung C là hỗ trợ đe và trục chính nhằm bảo vệ vật thể đo.

Đầu đo (đe)

Đe có nhiều loại khác nhau như đe vuông, đe nhọn...

Trong tiếng anh, đầu đo được gọi là anvil. Đây là phần đứng yên, nơi đối tượng cần đo được giữ. Nó kết nối với khung. Có rất nhiều loại panme được phân loại dựa trên đe.

Trục chính

Cũng giống như đe, trục chính đóng vai trò giữ vật cần đo, tuy nhiên nó là vật có thể di chuyển được. Bạn chỉ cần xoay thimble, cái đe cũng sẽ xoay theo chiều dọc và di chuyển về phía trước hoặc thía sau để thắt chặt hoặc tháo gỡ vật thể.

Đai ốc khóa

Đai ốc khóa có tác dụng cố định đầu đe.

Đây là bộ phận quan trọng giúp ngăn trực xoay di chuyển trong khi đọc kết quả bởi bất kỳ chuyển động nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác. Bằng cách xoay nút khóa, bạn có thể giữ chặt đối tượng. Không phải model nào đai ốc khóa cũng giống nhua, bạn có thể thấy một giao diện khác giống như hình chiếc nhẫn.

Ngoài ra tùy vào loại panme mà sẽ có cấu tạo khác như panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo độ sâu. Tuy nhiên, hầu hết các loại panme sẽ bao gồm: khung, đe, trục chính,thước chính, thước phụ, chốt khóa, tay xoay, đầu đo di động, đầu đo tĩnh. Panme được hiệu chuẩn theo một trong hai hệ số đo là inch hoặc hệ mét.

b. Cách sử dụng

- Trước khi tiến hành đo phải kiểm tra độ chính xác của thiết bị

- Khi tiến hành đo, tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần và tiếp xúc thì vặn núm vặn sao cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.

- Khi đo, đường tâm của 2 mỏ đo phải được giữ cho trùng với kích thước vật đo.

- Nếu muốn lấy thiết bị ra khỏi vị trí đo thì phải vặn cần hãm để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.

- Dựa vào mép thước động để đọc số “mm” và ” nửa mm” của kích thước thể hiện trên thước chính.

- Phần trăm trên thước phụ được đọc dựa vào vạch chuẩn trên thước chính (mỗi vạch có giá trị là 0.01mm)

c. Cách bảo quản pan me.

* Vệ sinh panme sau khi sử dụng

Việc vệ sinh panme là một việc làm cần thiết sau mỗi buổi sử dụng để đảm bảo không có bụi hay chất bẩn nào bám vào thiết bị. Bạn cũng có thể bảo quản panme bằng cách sử dụng dầu bôi trơn chuyên dụng nếu không sử dụng thường xuyên hoặc cần lưu kho.

Chú ý vệ sinh thước panme đúng chuẩn theo hướng dẫn

Lưu ý khi lau panme, người thực hiện cần sử dụng khăn/giẻ lau sạch, mịn, khô để lau chùi. Sau khi sử dụng nên bảo quản panme ở tủ bảo quản chuyên dụng để tránh va

đập. Đặc biệt, với panme đo ngoài điện tử và panme đo trong điện tử với màn hình hiển thị nên người dùng cần chú ý nhẹ nhàng khi lau tránh gây xước.

* Bảo quản panme ở vị trí riêng

Bảo quản panme cần tránh để chung với các dụng cụ sửa chữa, gia công như máy khoan, búa, dao cụ,… điều này có thể gây sứt mẻ hoặc cong vênh cho panme và ảnh hưởng đến kết quả đo.

Bảo quản panme ở vị trí riêng khi không sử dụng

Thêm vào đó, khi bảo quản panme, người dùng không nên đặt panme gần máy cắt, máy tiện bởi chúng có thể tạo độ rung trong quá trình làm việc khiến panme rơi khỏi máy, hư hại.

* Tránh để panme trong môi trường nhiệt độ thay đổi nhiều

Đa phần panme đều được chế tạo từ thép không gỉ. Do đó, nhiệt độ là yếu tố trọng yếu tác động đến kết quả đo mà chúng ta nhận được, nhiệt độ thích hợp khi đo một vật thể nên rơi vào khoảng 20-25˚C để tránh tác động từ việc giãn nở của vật liệu.

Việc panme tiếp xúc với ánh sáng mặt trời kéo dài có thể dẫn đến sự giãn nở của dụng cụ và đặt nó gần khu vực có nhiệt độ cao như: bếp điện, lò sưởi hay bộ truyền nhiệt cũng sẽ dẫn đến hệ quả tương tự.

Chính vì thế, người sử dụng nên chú ý yếu tố này để đảm bảo kết quả sử dụng panme luôn đảm bảo và hạn chế sai số tối đa.

* Không để panme điện tử trong môi trường từ tính mạnh

Không chỉ yếu tố nhiệt độ cao mà môi trường từ tính gây ra ảnh hưởng rất không tốt cho dòng sản phẩm panme điện tử do nguyên lý đọc vị trí đặc trưng của nó. Cần tránh để thiết bị panme gần các dụng cụ có nam châm hoặc có tinh chất điện từ trường mạnh.

Tránh để panme ở môi trường từ tính mạnh

* Không cố gắng tự sửa panme khi gặp lỗi

Quá trình sử dụng panme trong đo cơ khí có thể gặp một số trục trặc như: cong, vênh, xước ngàm, mòn,… thì cũng không nên cố gắng tự sửa chữa. Việc này không hề giúp đảm bảo được độ chính xác như thiết bị khi còn mới. Tốt nhất, khi panme gặp vấn đề, bạn nên nhờ những người có chuyên môn kiểm tra và xử lý để tránh tối đa những sai số không mong muốn.

* Không dùng panme sai mục đích

Panme sinh ra với những công dụng đo lường của nó. Vì vậy, người dùng không nên tự ý sử dụng sai mục đích, ví dụ như sử dụng panme như một chiếc cờ lê để vặn hay dùng mỏ thước để vạch hay dùng ngàm thước để cậy, tách các bộ phận chi tiết lắp ráp.

Hãy nhớ rằng, panme thì chỉ dùng để đo mà thôi, cụ thể: đo kích thước trong, đo kích thước ngoài, đo lỗ… Do đó, hãy chỉ sử dụng panme đúng mục đích của nó.

Cách bảo quản panme thực tế không hề khó mà còn rất đơn giản và cần thiết. Do đó, bạn nên chú ý để tạo thành thói quen trong sử dụng và bảo quản thiết bị được dài lâu, tăng khả năng làm việc của thiết bị tốt hơn.

2.2.2. Đo đường kính dây điện từ bằng pan me. a. Kiểm tra thước Panme trước khi đo

- Kiểm tra bề mặt ngoài thước Panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Trong trường hợp đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.

- Kiểm tra xem các bộ phận của thước có di chuyển trơn tru hay không.

- Kiểm tra xem spin doll xem có chuyển động trơn tru hay không.

- Vệ sinh bề mặt đo của thước

- Kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù bạn có thực hiện quy trình đo chính xác thì kết quả đo cũng sẽ sai.

+ Đối với Panme có giới hạn đo từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo.

Kiểm tra điểm 0.

+ Đối với Panme có giới hạn đo từ 25-50mm,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.

Nếu điểm 0 không chính xác, ta tiến hành điều chỉnh bằng cách + Sử dụng chốt khóa để cố định spin doll.

+ Sử dụng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.

+ Kiểm tra xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa, nếu nó vẫn bị lệch thì tiến hành thực hiện lại từ đầu.

b. Cách đo thước Panme

Bước 1:Sử dụng tay trái cầm thước Panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì tiếp tục vặn núm vặn để đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.

Bước 2:Giữ đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước của vật cần đo.

Bước 3: Nếu muốn lấy Panme ra khỏi vị trí đo, ta vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo động trước khi bỏ thước ra khỏi vật đo.

Bước 4:Dựa vào mép Panme động, đọc số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.

Bước 5:Căn cứ vào vạch chuẩn trên Panme chính, đọc phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm).

c. Cách đọc thước Panme

Căn cứ vào vị trí mép ống động để xác định kích thước đo. Mép ống động là phần thước chính bên trái mép ống động và nó cũng là “phần nguyên” của thước. Tùy thuộc vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định, lấy số thứ tự vạch đó nhân độ chính xác của Panme sẽ ra giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo.

2.3. ĐO TỐC ĐỘ QUAY CỦA ĐỘNG CƠ 2.3.1 Khái niệm tốc độ vòng quay động cơ

Trước hết chúng ta cần hiểu chuyển động quay là gì. Chuyển động quay của động cơ có thể hiểu đơn giản là xung quanh một trục cố định, các điểm nằm ngoài trục sẽ quay theo một quỹ đạo không đổi và chúng được hiểu là nằm trên một mặt phẳng vuông góc một góc 90 độ so với trục quay.

Ví dụ thường thấy trong cuộc sống là cánh quạt, các điểm trên cánh quạt sẽ nằm trên một mặt phẳng vuông góc với trục khi quay và tạo thành chuyển động. Như vậy, thiết bị đo vòng quay của động cơchính là dụng cụ để đo tốc độ của chuyển động quay này.

2.3.2. Các phương pháp đo tốc độ vòng quay động cơ a. Phương pháp đo tiếp xúc

Đây là phương pháp đo truyền thống trong các phương pháp đo nhưng đo cũng rất chính xác. Tốc độ vòng quay của vật cần đo sẽ được cảm biến chuyển đổi thành tín hiệu điện và sẽ được thiết bị phân tích và hiển thị trên màn hình của máy đo.

Phương pháp đo này vẫn được sử dụng khá thường xuyên nhưng bất lợi củng phương pháp này là chỉ đo được những vật có vận tốc quay thấp từ 20 rpm đến 20.000 rpm và phụ thuộc rất nhiều vào lực tiếp xúc, nếu tốc độ quá lớn sẽ dễ bị trượt ra ngoài. Ngoài ra phương pháp này cũng không thể đo nhưng vật có kích thước nhỏ.

Chú thích: RPM ( Revolutions Per Minute ) là số vòng quay trong một phút, dùng để

b. Phương pháp đo không tiếp xúc (đo rpm bằng phản quang)

Cách đo của phương pháp này là sử dụng máy đo kèm giấy phản quang gắn lên vật thể cần đo. Khi đo thiết bị sẽ phát ra một chùm tia hồng ngoại và chùm tia ánh sáng này sẽ chiếu vào giấy phản quang và sẽ bị phản xạ lại. Tốc độ của vòng quay sẽ được đo bằng cách đo thời gian của chùm tia phản xạ tại vật cần đo.

Phương pháp đo này cao cấp và tiện lợi hơn phương pháp đo tiếp xúc trực tiếp, phù hợp để đo một số loại động cơ có kích thước và tốc độ vừa phải như động cơ motor, máy khoan, cắt... . Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng dán được giấy phản quang ( như máy dệt chẳng hạn) thì không thể nào dừng máy để dán giấy phản quang và cần phải chú ý rằng, khoảng cách lớn nhất giữa tấm phản quang và thiết bị đo không được vượt quá 350mm.

Dải đo từ 20 rpm đến 100.000 rpm.

2.3.3. Phương pháp đo rpm sử dụng tần số chớp (đèn Led)

Phương pháp đo này có ưu điểm ưu việt hơn hai phương pháp trên là có thể đo được các vật thể rất nhỏ hoặc những nơi không thể chạm đến được. Không nhất thiết phải dừng máy móc hoặc cũng không cần phải dán giấy phản quang lên vật cần đo.

Dựa vào nguyên lý của tần số chớp, các vật thể sẽ đứng yên trong mắt người quan sát khi tần số chớp tốc độ cao đồng bộ với sự di chuyển của vật. Dải do của phương pháp này từ 30 rpm đến 20.000 rpm

Ngoài ra đo được RPM thì các thiết bị còn có tính năng cung cấp chỉ số chuyển động các các màng rung, màng loa...Một số thiết bị nhắm mục tiêu laser còn có thể trả chỉ số đo lường nhanh chóng trong phạm vi 2,5 đến 99,999 vòng mỗi phút. Trong đó, khoảng cách đo từ 2-20 inch và độ chính xác dao động 0,05%.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật đo lường điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)