Các sáng tác trước năm

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 30 - 32)

2. Các giai đoạn sáng tác

2.1. Các sáng tác trước năm

Tơ Hồi có một số lượng tác phẩm rất đồ sộ, gồm nhiều thể loại, nhiều đề tài. Ta có thể tạm chia các sáng tác của ông thành hai giai đoạn chính: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trước 1945, Tơ Hồi có những tác phẩm chính như:

- DếMèn phiêu lưu ký (1941)

-Quê người (tiểu thuyết, 1941) - O chuột (tập truyện ngắn, 1942) - Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1942)

-Giăng thề(tiểu thuyết, 1943)

- Xóm giếng ngày xưa(tiểu thuyết, 1944)

- Cỏdại (hồi ký, 1944)

Tơ Hồi viết văn khá sớm, mới khoảng 17 tuổi, ơng đã có truyện đăng báo. Những tác phẩm đầu tay của ông là các bài thơ Tiếng reo, Đan áo (Tiểu thuyết thứ bảy), truyện ngắn Nước lên (Hà Nội tân văn)… Bài thơ Tiếng reo trên báo Tiểu thuyết

thứ bảy năm 1938 có phong vị lãng mạn. Người chinh phụ dệt vải, chờ đợi chinh phu, và thất vọng:

Nàng ngừng tay dệt vải, Mơ màng lắng tai nghe. Hình như bên cửa sổ,

Văng vẳng tiếng ai reo (…)

Vội vàng ra mở cửa: Ngồi hiên vẫn vắng teo. Gió lùa từng cơn mạnh. Thì ra tiếng lá reo.

Những truyện ơng viết cho thiếu nhi cũng mang âm hưởng lãng mạn. Tơ Hồi thường mượn truyện con vật để nói lên đời sống con người. Chẳng hạn như Truyện gã chuột bạch, ông miêu tả vợ chồng chuột ngẩn ngơ, chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, vô vị: “họ lại nối đuôi nhau, tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra. Từ đó, dù mở cửa, cậu mợ chuột cũng chẳng bị ra nữa. Họ yếu đuối. Ở ngồi làm chi có gạo mà ăn”.

Trong Dế Mèn phiêu lưu ký, chú dế Mèn không chấp nhận cuộc sống tù túng, chật hẹp nên đã làm một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Qua đó, tác giả thể hiện khát vọng được dấn thân, nhập cuộc, thay đổi cuộc đời. Trong những truyện viết về con người, Tơ Hồi cũng đặt ra câu hỏi về lý tưởng sống của thanh niên: “Hỡi Phượng, tuổi trẻ chúng ta bây giờ đi đâu ? Đi đâu ?”. Tác giả mơ ước những thanh niên hãy “cất bước trong một buổi mai, nhằm cái chân trời mới đỏ thắm màu hy vọng” (Xóm Giếng ngày xưa)

Ngồi một số truyện mang âm hưởng lãng mạn, Tơ Hồi cũng có nhiều truyện theo khuynh hướng hiện thực. Các truyện viết cho thiếu nhi như: Đám cưới chuột, Trê và Cóc đã cho thấy phần nào những bất công trong xã hội nông thôn. Truyện Nước lên miêu tả cảnh điêu đứng của nhân dân trong mùa lũ. Vì thiếu gạo ăn, mụ Hối chết, bỏ lại hai đứa con thơ (Ông Cúm bà Co). Ngày tết, Hương Cay khơng có tiền trả nợ, bị chủ nợ lấy mất bài vị tổ tiên ( Khách nợ). Cái Gái đi bắt nhái, bị rắn độc cắn (Nhà

nghèo). Vợ chồng anh Thoại nghèo khổ, ngày tết cũng khơng có gìăn, phải bỏ làng ra đi vào mùng một tết (Quê người). Tác phẩmCỏ dạicũng miêu tả những cảnh đời lam lũ của nông dân và dân nghèo thành thị… Mặc dù không đi vào miêu tả những mâu thuẫn gay gắt của xã hội nhưng Tơ Hồi cũng khơng né tránh những hiện thực đau xót. Quan điểm “vị nhân sinh” đã bắt nhịp cầu cho Tơ Hồi đến với cách mạng.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 30 - 32)