Tác phẩm của Tơ Hồi viết cho thiếu nh

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 35 - 36)

2. Các giai đoạn sáng tác

2.2.3. Tác phẩm của Tơ Hồi viết cho thiếu nh

Nhắc đến Tơ Hồi, người ta nhắc đến một nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Số lượng sách viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi rất đồ sộ. Có thể chia các tác phẩm sau năm 1945 làm các bộ phận như sau:

Mảng truyện ngắn đồng thoại: Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy, Cá đi ăn thề, Chú bồ nông ở Sa-mac-can… Ở mảng này, Tơ Hồi thường dùng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng mượn truyện loài vật để giáo dục con người. Đặc biệt, những truyện này được đặt trong bối cảnh hiện đại. Chẳng hạn, tác giả sang thăm

Sa-mac-can và trò chuyện với chú bồ nơng. Hoặc mượn hình ảnh béo mượt của Đàn chim gáy, tác giả ca ngợi sự no ấm của chế độ XHCN ở miền Bắc.

Mảng tiểu thuyết lịch sử: Đảo hoang, Truyện nỏ thần, Nhà Chử… Tơ Hồi đặt

các nhân vật vào một không gian, thời gian cổ xưa. Để hấp dẫn trẻ em, tác giả gia tăng yếu tố kỳ ảo, hòa trộn hiện thực và hoang đường. Mỗi truyện có một mục đích giáo dục riêng. Đảo hoang viết hành trình chinh phục thiên nhiên của An Tiêm, giáo dục

tinh thần yêu lao động. Truyện Nỏ thần viết về An Dương Vương, giáo dục tinh thần yêu nước chống ngoại xâm. TruyệnNhà Chữ viết về Chử Đồng Tử, giáo dục lòng biết ơn tổ tiên

Truyện ký anh hùng: Kim Đồng, Vừ A Dính, Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ… Cả ba truyện này đều viết về những người anh hùng dân tộc thiểu số. Đặc điểm của loại truyện này là tơn trọng tính chân thực của sự kiện (“có thực mới vực được đạo”). Nhờ

qua bàn tay tài năng của Tơ Hồi, người thiếu niên anh hùng Nông Văn Dèn (Nùng) được đưa vào văn học và cả nước biết đến. NXB Kim Đồng được thành lập do Tô Hồi làm giám đốc, góp phần quảng bá các tấm gương anh dũng cho các thế hệ học sinh.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 35 - 36)