Tình hình sử dụng vốn huy động tại Agribank Nam Sách :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh nam sách TP hải dương (Trang 25 - 29)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng nói chung và Agribank Nam Sách nói riêng. Có thể thấy tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các TCTD như đua nhau hạ thấp lãi suất cho vay,nâng cao lãi suất huy động vốn,hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng... đã gây ra khơng ít khó khăn và rủi ro cho hoạt động của Chi nhánh. Nhưng Agribank Nam Sách đã tạo được cho mình phong cách mới đưa ra những phương châm hoạt động riêng,uy tín của Chi nhánh trên thì trường cạnh tranh với các TCTD khác ngày càng tăng lên. Vì vậy qua một thời gian hoạt động, nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, các hoạt động tín dụng tăng lên đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Doanh số cho vay của Chi nhánh được phản ánh qua bảng số liệu sau :

Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ của Agribank Nam Sách từ 2013 – 2015 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2013/2014 2014/2015 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 7.065,37 7.562,21 8.089,20 496,84 7,03 526,99 6,97 Thu nợ 7.585,29 7.207,69 7.518,95 -377,60 -4,98 311,26 4,32 Dư nợ 3.521,12 3.875,64 4.445,89 354,52 10,07 570,25 14,71

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Nam Sách từ năm 2013 đến 2015)

Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2014 là 7.562,21 triệu đồng tăng 496,84 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,03% so với năm 2013. Năm 2015 là 8.089,20 triệu đồng tăng 526,99 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,97% so với năm 2014. Điều đó cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng tốt, uy tín được nâng cao.

Doanh số thu nợ có sự thay đổi giữa các năm. Năm 2013 doanh số thu nợ đạt 7.585,29 triệu đồng nhưng đến năm 2014 giảm 377,60 triệu đồng chỉ còn 7.207,69,giảm 4,98%. Đến năm 2015 doanh số thu nợ tăng 311,26 triệu đồng so với năm 2014 lên 7.518,95 triệu đồng,tăng 4,32%. Mức tăng trên cho thấy phần nào chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Ngân hàng khơng chỉ chú trọng tới việc tăng doanh số cho vay mà còn rất quan tâm đến chất lượng khoản cho vay, được thể hiện ở doanh số thu nợ được cải thiện trong năm 2014 - 2015.

Nhưng tổng dư nợ của Ngân hàng lại đang có xu hướng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Năm 2013 là 3.521,12 triệu đồng. Năm 2014 là 3.875,64 triệu đồng tăng 354,51 triệu đồng tương ứng 10,07% so với năm 2013. Năm 2015 là 4.445,89 triệu đồng tăng 570,25 triệu đồng tương ứng 14,71% so với năm 2014.

Chỉ tiêu dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, chất lượng quản lý rủi ro của hoạt động ngân hàng. Do vậy, ngồi việc xem xét tình hình

huy động vốn, cho vay vốn, thu nợ ta cũng cần xem xét tình hình dư nợ của Ngân hàng. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng trong những năm qua ta sẽ phân tích sâu hơn các nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3 Kết quả nghiệp vụ sử dụng vốn của Agribank Nam Sách từ 2013 – 2015

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2013/2014 2014/2015 Giá Trị Tỷ Trọng (%) Giá Trị Tỷ Trọng (%) Giá Trị Tỷ Trọng (%) Giá Trị Tỷ Lệ (%) Giá Trị Tỷ Lệ (%) Tổng dư nợ 3.521,12 100 3.875,64 100 4.445,89 100 354,52 10,07 570,25 14,71

I. Phân loại theo kỳ hạn

1. Ngắn

hạn 2.883,78 81,90 3.064,42 79,07 3.664,76 82,43 180,64 6,26 600,34 19.60 2. Trung và

dài hạn 637,33 18,10 811,22 20,93 781,13 17,57 173,89 27,28 -30,09 -3,71

II. Phân loại theo TPKT

1. Quốc

doanh 2.464,78 70,00 2.635,43 68,00 2.534,16 57,00 170,65 6,92 -101,27 -3,84 2. Ngoài

quốc doanh 1.056,33 30,00 1.240,20 32,00 1.911,73 43,00 183,87 17,04 671,53 54,15

III. Phân loại theo đối tượng

1. Doanh

nghiệp 3.486,12 99,01 3.810,64 98,32 4.205,89 94,60 324,52 91,53 395,25 10,37 2. Cá nhân 35,0 0,99 65,0 1,68 240,0 5,40 30,0 8,46 175,0 30,6

IV. Phân loại theo tiền tệ

1. VNĐ 2.798,69 79,48 3.274,38 84,49 3.922,87 88,24 475,68 16,97 648,49 19,80 2. Ngoại tệ

quy đổi 722,42 20,52 601,25 15,51 523,02 11,76 -121,16 -16,77 -78,23 13,01

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Nam Sách từ năm 2013 đến 2015)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014 là 3.875,64triệu đồng tăng 354,52 triệu đồng

tương ứng 10,07% so với năm 2013. Năm 2015 là 4.445,89 triệu đồng tăng 570,25 triệu đồng tương ứng 14,71% so với năm 2014. Trong đó chia thành : dư nợ phân theo kỳ hạn, phân theo TPKT, phân theo đối tượng và phân theo tiền tệ.

- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn :

Dư nợ cho vay Ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn từ 79,07% 82,43% (năm 2013 là 81,09%, năm 2014 là 79,07% và năm 2015 là 82.43%). Dư nợ trung và dài hạn chiếm 17,57% 20,93% (năm 2013 là 18,1%, năm 2014 là 20,93% và năm 2015 là 17,57%)

- Cơ cấu dư nợ theo TPKT :

Dư nợ đối với các DN Quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và ổn định trong những năm gần đây từ 57% 70% ( năm 2013 là 2.464,78 triệu đồng, năm 2014 là 2.635,43 triệu đồng và năm 2015là 2.534,16 triệu đồng). Trong khi đó dư nợ đối với các DN Ngồi quốc doanh đang có xu hướng tăng dần trong các năm trở lại đây từ 30% 43% ( năm 2013 là 1.056,33 triệu đồng, năm 2014 là 1.240,20 triệu đồng, năm 2015 là 1.911,73 triệu đồng). Nguyên nhân là do chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho việc phát triển kinh tế. Ngân hàng hướng tới các DN Ngồi quốc doanh vì đối tượng này tiềm năng lớn hơn,thêm vào đó là việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng, giúp Ngân hàng tăng thu nhập, tránh rủi ro tập trung vốn vào một số đối tượng khách hàng là DNNN.

- Cơ cấu dư nợ theo đối tượng :

Dư nợ đối với Doanh nghiệp luôn chiếm tỷtrọng lớn và chủ yếu từ 94,6% 99,01 % ( năm 2013 là 3.486,12 triệu đồng, năm 2014 là 3.810,64 triệu đồng, năm 2015 là 4.205,89 triệu đồng) và có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian gần

đây, trong khi đó dư nợ cá nhân nhích nhẹ từ 0,99% 5,4% (năm 2013 là 35,0 triệu đồng, năm 2014 là 65,0 triệu đồng và năm 2015 là 240,0 triệu đồng).

- Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ :

Dư nơ theo tiền tệ khơng có sự thay đổi nhiều, dư nợ đối với VNĐ luôn cao hơn dư nợ đối với ngoại tệ và chiếm tỷ trọng chủ yếu từ 79,48% 88,24% ( năm 2013 là 2.798,69 triệu đồng, năm 2014 là 3.274,38 triệu đồng và năm 2015 tăng lên mức 3.922,87 triệu đồng). Trong khi dư nợ VNĐ có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây thì dư nợ đối với ngoại tệ đang có chiều hướng giảm dần từ 20,52% xuống cịn 11,76 % ( năm 2013 là 722,42 triệu đồng, năm 2014 là 601,25 triệu đồng và năm 2015 là 523,02 triệu đồng).

Nếu như nghiệp vụ tạo vốn đóng vai trị bàn đạp thì nghiệp vụ sử dụng vốn là động lực quyết định đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã là nền tảng vững chắc đối với hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh, tạo điều kiện phát triển trên địa bàn, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế của Tp.Hải Dương nói riêng và của cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh nam sách TP hải dương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w