Những năm đầu thế kỷ XX vùng ven biển Đơng Bộ đã có nhiều thay đổi trong trang bị cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Thay đổi trước hết chính là sự có mặt của một hệ thống giao thông hiện đại và phân bố rộng khắp các vùng ven biển Đông Bộ, nối các tỉnh Đông Nam Bộ với các vùng lân cận.
Sự xuất hiện của hệ thống đường bộ khang trang với những cây cầu hiện đại; hệ thống đường sắt, nhà ga, cảng biển, đường hàng khơng…và theo đó là những phương tiện, dịch vụ hiện đại là một điều mới mẻ mà trước đó chưa từng xuất hiện ở vùng đất này. Đặc biệt là Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành một khu vực có những cảnh quan đơ thị, hạ tầng hiện đại thời bấy giờ. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa Nam Bộ hội nhập vào thị trường thế giới, đồng thời chứng nhận sự lớn mạnh của thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn với tư cách là một trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật có sự giao lưu, liên kết với các địa phương khác trong cũng như ngoài nước. GS. Trần Văn Giàu khi nghiên cứu về những chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam, tuy vẫn theo xu hướng phán xét sự bóc lột hà khắc của chính quyền thực dân nhưng ông cũng đánh giá là “…thực dân Pháp đã lần lần tạo ra được một số cơ sở vật chất, cơ sở kĩ thuật (bến tàu, cầu đường, dây thép, nhà máy, xưởng sửa chữa…) cho một cuộc đầu tư quy mô lớn. Hệ thống đường bộ, đường sắt xuyên Đông Dương, kênh đào được hoạch định, khởi cơng và hồn thành từng bộ phận trong thời gian lịch sử từ cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới”54.
Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc là một đô thị thương cảng nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á và Đơng Bắc Á. Sài Gịn trở thành một trong những thương cảng hàng đầu trong các quốc gia thuộc địa của Pháp. Sài Gòn – Chợ Lớn được quy hoạch theo kiểu thành phố của Pháp, đã phát triển nhanh chóng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính của Nam Bộ và cả miền Nam Đơng Dương.
54 Trần Văn Giàu (1993), “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám”, Tập
39
Chuyên đề 3
NGHỀ LÀM MUỐI VÀ CHẾ BIỂN HẢI SẢN CỦA CƯ DÂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
ĐẦU THẾ KỶ XX