Nghề làm muối

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (Trang 43 - 46)

Bờ biển Đông Nam Bộ56 dài 127 km, là vùng biển có độ mặn nước biển vào mùa khơ (từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau) lớn hơn 32o/oo. Vào mùa mưa (từ tháng 5 tới tháng 10) lượng nước ngọt của các sông đổ ra biển mạnh xuất hiện hiện tượng phân tầng nước rỏ rệt. Lớp bề mặt có độ muối thấp hơn 32o/oo, nồng độ muối ở ven bờ giảm từ 5 – 8% so với mùa khô.

Nhờ sự ưu đãi của tự nhiên, vùng biển Đông Nam Bộ là một trong những vùng có nguồn nguyên liệu sản xuất muối vơ tận của Việt Nam. Ngồi cơng dụng làm thực phẩm hàng ngày, muối cịn là một mặt hàng có giá trị, là ngun liệu để sản xuất một số hoá chất.

Nghề làm muối ở Đơng Nam Bộ đã có lịch sử trên hai trăm năm; tức hình thành từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, thời các Chúa Nguyễn cùng với quá trình cộng đồng cư dân người Việt mở đất về phương Nam.

Những người làm muối được gọi là diêm dân. Diêm dân Đông Nam Bộ là lực

lượng lao động mang tính chuyên nghiệp, sống chủ yếu dựa vào nghề làm muối. Họ dành gần như toàn bộ thời gian lao động trên những ruộng muối, cho nên gắn bó với nghề. Trong khi đó, nghề chế biến hải sản - do đặc điểm của nghề - nên lực lượng lao động có hai dạng chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp là những người

41

dành toàn bộ thời gian lao động của mình cho nghề và nguồn thu nhập chính của họ cũng từ đó. Bán chuyên nghiệp là những người vừa làm nghề chế biến hải sản, vừa làm nghề khai thác, hoặc buôn bán, dịch vụ… Dĩ nhiên thu nhập của họ khơng hồn tồn phụ thuộc vào việc chế biến hải sản.

Cuối thế kỷ XIX, ruộng muối ở Đông Nam Bộ lên đến hơn 1.000 ha. Riêng vùng ven biển Vũng Tàu, nhưng năm đầu thế kỷ XX lên đến 700 ha, sản lượng muối hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn; năm cao nhất, năm 1926: 470.000 tấn.57

Các làng nghề làm muối ở Đông Nam Bộ tập trung ở các xã An Ngãi, Long Thạnh, Phước Diền, Phước Hội, Phước Lễ, Phước Trinh, Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu); ở các xã Long Hòa, Thạnh An, thị trấn Cần Thạnh, Lý Nhơn (Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh).

Hiện nay, diện tích ruộng muối ở Đơng Nam Bộ có hơn 2.400 ha; trong đó, Cần Giờ có 1.500 ha, ở Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 900 ha. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 25,5 ha muối làm bằng công nghệ trải bạt. Số còn lại được sản xuất theo phương pháp truyền thống; tổng sản lượng muối đạt khoảng 61.500 tấn; trong đó, muối thơ dự kiến đạt 57.500 tấn, muối sạch trải bạt 4.500 tấn.58

Nghề làm muối ở các làng nghề làm muối của huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong nhưng nghề truyền thống được phát triển và bảo tồn. Hiện nay có hơn 673 hộ sản xuất tạo việc làm cho 2.870 lao động, hàng năm sản xuất trên 90.000 tấn muối cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Nam. Cần Giờ có hơn 1.500ha ruộng muối, sản lượng khoảng 75.000 tấn/năm, chủ yếu ở các xã Long Hòa, Thạnh An, thị trấn Cần Thạnh; nhưng Lý Nhơn là xã có diện tích muối lớn nhất (830ha) – tương đương với diện tích ruộng muối của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nghề muối thường lệ thuộc vào thời tiết, khi trời ít mưa, nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa. Giá muối cũng lên xuống theo thời vụ, khiến đời sống diêm dân luôn bấp bênh. Đồng thời, do công nghệ làm muối truyền thống khá lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là muối thô, hàm lượng NaCl thấp, nhiều tạp chất, năng suất không ổn định nên sản lượng muối ở Đông Nam Bộ nhiều nhưng giá cả bấp bênh, tiêu thụ khó, hiệu quả kinh tế không cao, đời sống người làm muối gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngành muối chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống kênh mương dẫn nước vào

57 Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh (Chủ biên)(2005), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, NXB Khoa học Xã hội,

tr.416.

42

ruộng chủ yếu là tận dụng dòng nước dọc bờ bao, cao trình mặt ruộng thấp, khơng có đê bảo vệ khi nước sông lên cao; hệ thống kho dự trữ tạm bợ, hao hụt nhiều, khơng bảo đảm an tồn khi mưa bão...

Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Một ngày làm muối bắt đầu từ sáng sớm. Thời điểm này là công đoạn làm đất, tưới nước biển lên sân phơi và rắc muối mồi. Đầu tiên phải ngâm cát và nước biển, sau đó đem cát đó phơi trên sân đất nện. Khi cát khô trên từng hạt cát sẽ kết tinh từng hạt muối nhỏ. Nếu bất chợt có mưa trong ngày thì coi như mất trắng công. Cả làng từ già tới trẻ từ đầu vụ muối đã sôi động, rộn rã tiếng đầm trên ruộng.

Để làm ra hạt muối, diêm dân Đông Nam Bộ phải lao động cực nhọc giữa cái nắng gay gắt của mùa hè. Quy trình làm ra hạt muối vô cùng gian nan, vất vả. Nước biển được phơi 10 ngày ở ơ chứa, sau đó tháo qua ơ giang (gọi là ơ phơi nước biển), phơi tiếp 10 ngày rồi chuyển qua ô kết tinh, tạo thành hạt muối.

Sau khoảng 3 ngày nếu trời nắng to hoặc có gió nồm thì diêm dân có thể thu hoạch thành quả lao động của mình.

Cách làm muối ở Đông Nam Bộ theo phương pháp thủ công. Nền ruộng muối dùng cuốc, bừa để băm bang cho bằng phẳng, dựa vào thủy triều (hoặc tát nước) để đưa nước biển vào ruộng muối.

Nghề muối rất vất vả, quanh năm bán mặt cho nước biển, bán lưng cho trời nhưng vẫn sống cơ cực. Những người sống bằng nghề muối đủ ăn, đủ mặc ở những làng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những năm thời tiết thuận lợi, diêm dân thu hoạch, sau khi trừ chi phí, chỉ đủ chi tiêu trong vòng 8 tháng. Đến mùa mưa không phơi được nước, phải tranh thủ đi phụ hồ, gánh cá... may ra mới đủ ăn. Những năm gần đây, khi nghề muối lao đao, con tôm sú lên ngơi, diêm dân nóng ruột phá ruộng muối chuyển sang làm đìa. Tơm rớt giá, dịch bệnh, họ lại phá đìa quay về làm muối.

Cư dân biển Đơng Nam Bộ chất phác, nồng hậu như hạt muối họ làm ra. Vị mặn của biển, vị mặn của mồ hôi những diêm dân dổ xuống ruộng muối. Phải chứng kiến sự lao động vất vả của người dân thì mới biết những hạt muối được làm ra quí giá thế nào.

43

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)