Quản lý chi phí hợp lý nhằm giảm giá thành

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH THÔNG QUA PHÂN TÍCH tài CHÍNH tại CÔNG TY (Trang 44 - 46)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại Cơng ty TNHH

3.2.2. Quản lý chi phí hợp lý nhằm giảm giá thành

Chi phí cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của cơng ty là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh, liên quan đến giá thành của sản phẩm. Quản lý chi phí hợp lý là giảm các chi phí một cách tối thiểu, từ đó làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty. Để làm được điều này, công ty cần phải tập trung vào một số vấn đề sau:

3.2.2.1. Quản lý giá vật tư đầu vào và định mức tiêu hao vật tư:

Công ty cần phải quản lý chặt chẽ giá mua vật tư ở các khâu, theo dõi các đầy đủ, thường xuyên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác thu mua, vận chuyển, xuất nhập kho vật tư. Tiến hành đánh giá, xem xét, so sánh giá mua cũng như chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào giữa các đơn vị cung ứng để lựa chọn nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lượng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cơng ty

nên thường xun duy trì mối quan hệ với các bạn hàng để được hưởng các chính sách đãi ngộ trong cơng tác mua bán vật tư.

Ngồi ra, khi đã có đầu vào ổn định, giá cả hợp lý rồi thì việc quản lý định mức tiêu hao cũng cần được công ty chú trọng quan tâm. Công ty phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng chủng loại sản phẩm, từng cơng trình thi cơng, phù hợp với trình độ máy móc, trang thiết bị của cơng ty. Việc thực hiện các định mức đó phải được kiểm tra, giám sát và cuối kỳ đánh giá lại các định mức đó để từ đó khơng ngừng hồn thiện hệ thống định mức tiêu hao vật tư trong công ty.

3.2.2.2. Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản có tính chất lương:

Tiền lương trong cơng ty phải đảm bảo phản ánh được giá cả của hàng hóa sức lao động. Quản lý tiền lương là quản lý việc xây dựng các định mức lao động và đơn giá tiền lương xem có hợp lý hay khơng, có phản ánh đúng công sức người lao động bỏ ra hay khơng, đồng thời có mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty hay không. Để làm được điều này, cơng ty cần phải xây dựng chính sách tiền lương theo hướng tiền lương, tiền thưởng của người lao động phải gắn với hiệu quả sản xuất - kinh doanh của công ty và gắn với năng suất lao động và trách nhiệm vật chất của mỗi người.

3.2.2.3. Quản lý các khoản chi phí bằng tiền khác:

Trong q trình sản xuất - kinh doanh, cơng ty cịn phát sinh nhiều khoản chi phí bằng tiền khác ngồi chi phí vật tư và chi phí nhân cơng, đó là các khoản chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chi phí tiếp khách... Đối với các khoản chi phí này, cơng ty cần đưa ra các định mức chi hợp lý và xem xét tính hợp lệ của các khoản chi, xem nó có gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của cơng ty mình hay khơng, để từ đó các bộ phận có liên quan có trách nhiệm cân nhắc các khoản chi thích hợp.

Định kỳ, cơng ty nên tổ chức phân tích chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nhằm phát hiện ra những khâu yếu kém trong quản lý chi phí, làm tang chi phí để từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH THÔNG QUA PHÂN TÍCH tài CHÍNH tại CÔNG TY (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w