Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae.aegypti và Ae albopictus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.4. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae.aegypti và Ae albopictus

1.4.1. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. aegyptiNơi trú đậu của muỗi Ae. aegypti và sinh sản Nơi trú đậu của muỗi Ae. aegypti và sinh sản

Muỗi Ae. aegypti là lồi trú ẩn, tiêu máu trong nhà điển hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy muỗi Ae. aegypti ở trong nhà là chủ yếu (chiếm tỉ lệ 95,65%), với tỉ lệ muỗi đực là 17,36% và còn lại là muỗi cái. Những nơi thường gặp muỗi Ae. aegypti trú đậu và nghỉ chủ yếu ở những nơi tối, khuất gió như ở quần áo treo trong nhà,

chăn, màn, chiếm trên 90%. Ngoài ra còn gặp chúng đậu ở dây phơi và các đồ vật khác. Trên tường vách gặp Ae. aegypti với tỉ lệ rất thấp (dưới 3%). Muỗi Ae.

aegypti thường đẻ trứng ở những nơi nước sạch chứa trong lu vại, bể, lọ hoa, phuy

nước, chậu cây cảnh, chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, máng nước, đơi khi có ở hốc cây, kẽ lá (dừa, chuối, bẹ khoai)… ở trong và quanh nhà những nơi râm mát, bọ gậy ưa nước có độ PH hơi axít, nhất là nước mưa [28], [26], [25].

Tập tính đốt hút máu của muỗi Ae. aegypti

Các phương pháp thu thập muỗi như đã nêu ở trên chỉ gặp Ae. aegypti hoạt

động vào ban ngày. Nhưng với phương pháp mồi người, muỗi Ae. aegypti cũng hoạt động tìm mồi vào ban đêm (0 – 2%). Kết quả mồi người ban ngày được theo dõi từ 7 giờ – 19 giờ (tháng/lần) trong suốt năm 1992 ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho thấy muỗi hoạt động tìm mồi theo từng giờ vào ban ngày, có thay đổi theo mùa và phụ thuộc nhiều tới nhiệt độ. Vào các tháng mùa rét thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, muỗi chủ yếu hoạt động vào buổi trưa và buổi chiều (từ 11 giờ – 16 giờ), lúc này nhiệt độ ấm áp muỗi hoạt động tích cực hơn. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 150C của những tháng lạnh nhất (tháng 12 - 1), muỗi hầu như khơng hoạt động tìm mồi. Các tháng mùa nóng, từ tháng 4 đến tháng 10, muỗi hoạt động chủ yếu vào 2 đỉnh từ sáng sớm đến 11 giờ và buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ, đỉnh buổi sáng cao hơn buổi chiều, hoạt động mạnh nhất từ sáng sớm đến 9 giờ, buổi trưa hoạt động giảm rõ rệt. Vào những ngày nóng, buổi trưa hầu như khơng hoạt động (tháng 5 – tháng 9). Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Đức Hương (1992) cho rằng muỗi hoạt động mạnh theo 2 đỉnh là vào lúc bình minh và hồng hơn. Sau thời gian đốt máu người bị nhiễm vi rút khoảng 8 - 10 ngày muỗi có khả năng truyền vi rút vào vật chủ. Sau khi đốt máu, muỗi thường đậu trên quần áo, gầm giường, gầm bàn và đậu độ cao từ 2 mét trở xuống để tiêu máu [29].

Ổ bọ gậy của muỗi Ae. aegypti

Các nghiên cứu ở trong nước cho thấy, ổ bọ gậy muỗi Ae. aegypti có ở trong các dụng cụ chứa nước nhân tạo ở trong và xung quanh nhà. Đây là loài muỗi sống gần với người. Các nghiên cứu trước đây của các tác giả cho thấy ở trong các thủy vực như: Ao hồ, cống rãnh, hố vũng, mương máng, ruộng lúa không hề gặp bọ gậy muỗi Ae. aegypti, mà chỉ gặp chúng trong các dụng cụ chứa nước do con người tạo ra như bể, phi, chum, vại và các dụng cụ phế thải tích nước ở xung quanh nhà và

ngồi vườn như mảnh bát vỡ, chậu sành, cối đá, lọ sành, ấm tích, lốp xe… Tuy nhiên sự phân bố của bọ gậy Ae. aegypti trong các dụng cụ chứa nước nhân tạo cũng có sự khác nhau. Kết quả điều tra bọ gậy của Vũ Đức Hương (1992), trong số các dụng cụ chứa nước thì các dụng cụ tích nước có diện tích bề mặt nhỏ hơn 1m2, gặp tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti cao. Các bể có diện bề mặt lớn hơn 2m2, tỷ lệ gặp bọ gậy không đáng kể. Trong số các loại dụng cụ khác nhau thì bể lọc có mật độ bọ gậy cao nhất, sau đó là chum, vại và các dụng cụ phế thải tích nước ở xung quanh nhà. Trong khu dân cư cịn có các bể nhỏ để chứa nước dội hố xí thấm cũng gặp bọ gậy Ae. aegypti. Nhưng ở các giếng nước được thấm lọc từ nước ao không gặp chúng, mà chỉ gặp bọ gậy của giống Culex và Anopheles. Kết quả điều tra cho thấy ổ bọ gậy thích hợp đối với muỗi Ae. aegypti là các dụng cụ tích nước nhân tạo có diện tích bề mặt nhỏ hơn 1m2. Mơi trường nước thuận lợi cho ổ bọ gậy muỗi Ae.

aegypti có độ trong là 30, độ pH từ 7,4 - 7,6, độ Nitrit từ 0,2 - 0,6 mg/l, độ amoniac

từ 0,5 - 0,2 mg/l, độ muối Natriclorua từ 0,3 - 0,5 mg/l và độ hữu cơ từ 4,8 - 10,4 mg/l [29].

1.4.2. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. albopictusNơi trú đậu và sinh sản của Ae. albopictus Nơi trú đậu và sinh sản của Ae. albopictus

Ae. albopictus sống ở ngoài nhà, ẩn núp dưới các bụi cây gần nhà hay xa nhà.

Hiện nay đơi khi bắt gặp muỗi trú đậu trên bình hoa hay cây xanh ở trong nhà. Muỗi Ae. albopictus đẻ trứng ở nơi nước sạch ngoài tự nhiên như: Hốc cây kẽ lã … đôi khi ở dụng cụ chứa nước: Vại, châu cây cảnh, chai lọ, vỏ dừa, lốp xe ô tơ cũ, máng nước … ở ngồi nhà [25], [30].

Tập tính đốt hút máu Ae. albopictus

Ae. albopictus có tập tính ưa hút máu người, hoạt động hút máu ban ngày ở

ngồi nhà là chính, mạnh nhất vào lúc bình minh và hồng hơn. Hiện nay thỉnh thoảng có bắt gặp muỗi đốt hút máu người trong nhà [31].

Ổ bọ gậy Ae. albopictus

Ae. albopictus thường đẻ trứng ở những nơi nước sạch ngồi tự nhiên như:

lọ, vỏ dừa, lốp ơ tơ cũ, máng nước ở ngoài nhà những nơi râm mát. Bọ gậy sống chủ yếu ở gốc nứa, gốc cây, hốc đá, dụng cụ chứa nước, đồ phế thải có nước [32].

1.4.3. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của muỗi Ae. aegypti và Ae.albopictus albopictus

1.4.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu về hình thái, sinh thái của Ae. aegypti, điển hình có một số cơng trình của Hopkin, 1952; Christopher, 1960; Belkin, 1970; Harison, 1973. Các tác giả đã mơ tả chi tiết hình thái bên ngồi, bên trong của ấu trùng và muỗi trưởng thành. Đặc biệt cơng trình nghiên cứu của Christopher, 1960 đã mô tả chi tiết và đầy đủ các đặc điểm về hình thái, phân loại, di truyền, sinh lý, sinh thái, phân bố, các pha phát triển của Ae. aegypti (trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng thành) và vai trò truyền bệnh của chúng. Các tác giả đã chỉ ra rằng, ngoài những đặc điểm chung của lồi thì giữa các vùng địa lý khác nhau cịn có một số khác nhau về hính thái như kích thước, màu sắc… [16].

Theo dõi sự phát triển của bọ gậy 2 loài Ae. aegypti và Ae. albopictus ở các vị trí và các dụng cụ tích nước qua điều tra hàng tháng trong năm ở Brazil, một số tác giả đã cho thấy loài Ae. albopictus phát triển theo mùa và số lượng nhiều nhất vào mùa mưa, trong khi loài Ae. aegypti không thể hiện rõ sự phát triển theo mùa mà chỉ thể hiện sự phát triển ở nơi có chứa nước sạch. Khi mực nước lên cao, độ pH thấp thì bọ gậy của cả 2 lồi này đều phát triển kém. Sự phát tán của loài Ae. albopictus nhanh hơn lồi Ae. aegypti, và muỗi cái có thể phát tán khoảng 800 mét

trong 6 ngày.

Tập tính hút máu của hai lồi Ae. aegypti và Ae. albopictus đã được nhiều tác giả nhận định chúng thường đốt người vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Một nghiên cứu bằng cách sử dụng máy phân tích quang phổ, nhiệt và sự tương phản màu trắng đen cho thấy độ ánh sáng tăng lên thì Ae. aegypti có khả năng tìm kiếm vật chủ tốt hơn Ae. albopictus.

1.4.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Năm 2006, Vũ Đức Hương đã tiến hành điều tra bổ sung các chỉ số muỗi, bọ gậy và thành phần ổ bọ gậy Ae. aegypti ở 20 địa điểm thuộc 10 tỉnh và thành phố.

Kết quả cho thấy các chỉ số muỗi và bọ gậy của lồi muỗi này cịn cao, nhất là vùng đồng bằng ven biển. Trong 20 địa điểm, 15 địa điểm (75%) có chỉ số Breatau lớn hơn 50; 3 địa điểm (6.66%) có chỉ số Breatau trên 200; 17 địa điểm (85%) có tỷ lệ dụng cụ bọ gậy lớn hơn 10%; 6 địa điểm (33,33%) có mật độ muỗi trên 1 con/nhà. Ở vùng đồng bằng ven biển Nam Bộ do thiếu nước sạch, số lượng dụng cụ chứa nước nhiều, trung bình từ 3,5 đến 6,5 cái/nhà. Trong các vùng khác, số dụng cụ chứa nước trung bình từ 1-2,5 cái/nhà. Ba loại ổ bọ gậy là lọ hoa, bát chống kiến, dụng cụ phế thải ở một số nơi chiếm xấp xỉ 50% tổng số dụng cụ chứa nước, cho nên trong phòng chống véc tơ phải lưu ý cả ba loại ổ bọ gậy này [29].

Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của véc tơ SXHD tại Việt Nam của Vũ Sinh Nam (1995) cho thấy, tất cả các ổ dịch SXHD đều có mặt Ae. aegypti, chỉ có rất ít ổ dịch có hai lồi, trong đó Ae. albopictus chiếm tỷ lệ rất thấp. Cũng trong nghiên cứu này, ở nhiều địa phương có sự lưu hành của Ae. albopictus với mật độ cao trong nhiều năm như Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Hồ Bình, Hà Giang, Tun Quang nhưng khơng có thơng báo về SXHD tại các địa phương trên [14].

Mặc dù muỗi Ae. albopictus được ghi nhận có mặt ở các địa phương trên khắp cả nước, nhưng vai trò truyền bệnh SXHD của chúng tại Việt Nam hiện vẫn chưa được làm rõ. Điển hình là nghiên cứu về vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Ae.

albopictus của Trần Văn Tiến và cs. tiến hành năm 2002-2003 ở 4 thực địa miền

Bắc là Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ và Hịa Bình nhưng chưa khẳng định được vai trò truyền bệnh của Ae. albopictus ở các địa phương này, mặc dù chúng phân bố rộng rãi ở các địa phương nói trên. Về ái tính, lồi muỗi này có khả năng hút máu đa thực trong đó 60% là máu người. Phân lập vi rút từ muỗi Ae. albopictus thực địa cho thấy 100% các mẫu đều âm tính. Tuy nhiên, do lượng muỗi được phân lập vi rút chưa đủ lớn, nên chưa thể kết luận chắc chắn về khả năng truyền vi rút Dengue của loài muỗi này [33].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w