Thông tin chung điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.8. Thông tin chung điểm nghiên cứu

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam [54].

Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, du lịch và khoa học của cả nước. Tại Hà Nội mật độ dân số không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hịa mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1% [54].

Hà Nội là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, hàng vạn cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp, các làng nghề và trung tâm dịch vụ. Bên cạnh đó tại Hà Nội có hơn 100 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung học chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo của nước ngồi. Vì vậy Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người dân lao động ngoại tỉnh đến làm ăn, sinh sống, du lịch và học tập. Tình trạng người di cư tới Hà Nội để tìm kiếm việc làm đã góp phần bổ sung nguồn lực lao động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triển ngành kinh tế dịch vụ. Ngoài ra họ tham gia vào phát triển khu vực phi kết cấu góp phần thoả mãn nhu cầu về các ngành nghề thủ công, lao động phổ thông mà nhà nước chưa bao quát được và cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng di dân tự do này đã dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình dịch bệnh tại Hà Nội nói chung và bệnh sốt xuất huyết Dengue nói riêng.

Trong 20 năm trở lại đây, Hà Nội ghi nhận nhiều vụ dịch SXHD lớn như năm 1998, nguyên nhân chính là vi rút Dengue 3. Năm 2009, số trường hợp mắc trên toàn miền Bắc là 18.485 trường hợp mắc, riêng Hà Nội là 16.090 trường hợp mắc chiếm 87% của toàn miền Bắc, ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Năm 2015, dịch SXHD lại được ghi nhận ở khu vực miền Bắc, Việt Nam với 16.913 ca mắc SXHD, trong đó 90% trường hợp bệnh chủ yếu tập trung tại Hà Nội với 15.412 trường hợp bệnh. Vi rút Dengue tupe 1 và 2 là nguyên nhân chính gây ra vụ dịch này. Từ năm 2000 - 2015, Hà Nội đã ghi nhận có đầy đủ cả 4 tupe vi rút Dengue lưu hành với tỷ lệ 36,28%; 44,87%; 11,69%, và 7,16%, theo thứ tự D1- D4. Tỷ lệ phát hiện các ca dương tính đối với bệnh nhân nghi mắc SXHD thu thập tại Hà Nội giai đoạn sớm từ 1 - 5 ngày sốt chiếm 33,48% trong tổng số trường hợp mắc được xét nghiệm. Tỷ lệ phát hiện các trường hợp dương tính đối với mẫu bệnh phẩm nghi mắc SXHD giai đoạn từ 5 - 10 ngày sốt bằng kỹ thuật MAC -ELISA là 15,6% [55].

Bệnh SXHD do vi rút D1 được ghi nhận là căn nguyên chính gây ra vụ dịch SXHD tại Hà Nội năm 2009 và 2015. Trong giai đoạn 2003 - 2015, tổng số 413 bệnh phẩm được xác định dương tính với vi rút Dengue trong 1.164 mẫu nghi SXHD tại Hà Nội bằng xét nghiệm RT-PCR, trong số đó D1 được phát hiện với tỷ lệ 36,8% (152 trường hợp).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w