Tập tính của muỗi Aedes

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.5. Tập tính của muỗi Aedes

1.5.1. Tập tính sinh sản

Sau khi tiêu máu, muỗi sẽ tìm nơi đẻ trứng. Theo Alongkotponlawat (2005) hai lồi muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus có khả năng đẻ trứng phụ thuộc nhiều vào

kích thước cơ thể, chiều dài của cánh. Khi kích thước của cánh và độ rộng của cơ thể càng lớn thì khả năng sinh sản của 2 lồi này càng tăng [34].

Đã có ghi nhận rằng, mỗi cá thể muỗi Ae. aegypti đẻ trứng vào nhiều dụng cụ chứa nước khác nhau trong một lần đẻ. Tuy nhiên, bằng chứng gián tiếp thu thập được ở Thái Lan cho thấy tập tính này là khơng phổ biến. Nơi đẻ của muỗi là những ổ nước có thành cứng, màu sẫm, diện tích bề mặt nhỏ, có mức nước thường xun thay đổi và nước có nhiều chất hữu cơ là các dụng cụ chứa nước tự nhiên và nhân tạo khơng bị ơ nhiễm ở ngồi nhà hoặc trong nhà như: chum, vại, bát nước kê chân chạn, bể nước, lọ hoa, chậu cây cảnh, chai, lọ, phuy chứa nước, hốc cây, lốp xe hỏng.... Ổ bọ gậy Ae. aegypti trong dụng cụ chứa nước sinh hoạt chiếm 84,4%, dụng cụ có nước phế thải chiếm 15,19%; trong các bể cảnh, lọ hoa là 0,41%. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm các dụng cụ có bọ gậy Ae. aegypti có thể khác nhau tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi vùng, tuỳ theo trình độ vệ sinh, tập quán trữ nước và sử dụng nước ở vùng đó [35].

Ổ chứa bọ gậy Aedes chủ yếu là các vật chứa nước sạch do con người chủ động tạo ra để dự trữ nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt rất ít gặp ở các loại ổ chứa khác. Gần 1/2 số vật chứa này khơng có nắp đậy; số có nắp cũng chưa đạt yêu cầu do nắp đậy khơng kín và khơng được sử dụng thường xuyên. Ðặc biệt trong mùa mưa, các vật chứa nước thường được mở nắp để hứng nước dự trữ nên tỷ lệ vật chứa có nắp giảm nhiều tạo điều kiện cho muỗi Ae. aegypti vào đẻ trứng và phát

triển.

Nildimar (2006), trong cơng trình nghiên cứu của mình đã ghi nhận sự phát triển của bọ gậy 2 loài Ae. aegypti và Ae. albopictus ở nơi các dụng cụ tích nước ở Brazil qua điều tra hàng tháng trong năm. Kết quả cho thấy loài Ae. albopictus có

thể hiện tập tính phát triển theo mùa và số lượng nhiều nhất vào mùa mưa trong khi loài Ae. aegypti khơng thể hiện rõ tập tính phát triển theo mùa mà chỉ thể hiện tập tính ở nơi có chứa nước sạch. Khi mực nước lên cao, độ pH thấp thì bọ gậy của cả hai loài này đều phát triển kém [36].

Lun (2007) cũng đã tiến hành nghiên cứu khả năng sống sót của bọ gậy muỗi

Ae. aegypti và Ae. albopictus trong điều kiện nhiệt độ thấp ở Đài Loan. Khảo sát tại

đây đã ghi nhận thấy loài muỗi Ae. aegypti được phát hiện đầu tiên ở phía Bắc của Đài Loan trước khi tìm thấy chúng ở khắp nơi trong đất liền. Một trong những

nguyên nhân có thể là do nhiệt độ thấp ở trong đất liền vào mùa đông đã ngăn cản sự phát triển của loài này. Thực hiện nghiên cứu trong phịng thì nghiệm ở nhiệt độ thấp với 2 véc tơ truyền bệnh SXHD cho thấy, ở nhiệt độ 10 0C thì bọ gậy tuổi 1 và 4 của lồi Ae. albopictus sống tốt hơn loài Ae. aegypti, tuy nhiên ở nhiệt độ 2,50C – 5 0C thì tuổi 1 của lồi Ae. albopictus sống tốt hơn loài Ae. aegypti nhưng tuổi 4 của loài Ae. aegypti sống tốt hơn loài Ae. albopictus [37].

1.5.2. Tập tính hút máu và trú đậu của muỗi Aedes

Cũng giống như nhiều giống và lồi muỗi khác, muỗi Aedes có sự khác nhau giữa con đực và con cái về đặc điểm dinh dưỡng. Để sống và phát triển con cái phải hút máu; cịn con đực khơng hút máu mà chỉ hút nước, nhựa cây hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển.

Muỗi Aedes cái trưởng thành hút máu lần đầu khoảng 48 giờ sau khi nở, giao phối và tiếp tục hút máu trong các chu kỳ sinh thực tiếp theo. Quá trình sống và phát triển của muỗi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa, ánh sáng... đáng chú ý là nhiệt độ và độ ẩm. Muỗi Aedes chỉ hút máu trong khoảng nhiệt độ từ 160C – 400C, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động này là từ 250C – 340C, thích hợp nhất là 280C, ở ngồi giới hạn nhiệt độ thích hợp, hoạt động đốt máu của muỗi Aedes giảm dần. Khi nhiệt độ xấp xỉ 400C thì muỗi hầu như khơng hút máu và bị chết hàng loạt; khi nhiệt độ dưới 180C, muỗi hầu như ngừng hoạt động và đậu áp sát vào giá thể. Thời gian của chu kỳ tiêu sinh và thời gian phát triển vòng đời của muỗi Aedes ở nhiệt độ 170C – 180C kéo dài gấp 3 lần ở nhiệt độ 280C – 300C (2,5 và 8 ngày; 11,2 và 37,9 ngày). Ở cùng một nhiệt độ những hoạt động của muỗi thay đổi theo độ ẩm. Hoạt động hút máu của muỗi Aedes diễn ra tích cực hơn khi có độ ẩm cao [38].

Muỗi cái Ae. aegypti có thể hút máu nhiều động vật khác nhau nhưng ưa hút máu người nhất. Có nhiều yếu tố thu hút muỗi cái đến với vật chủ như: nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố hoá học, CO2 do vật chủ thải ra. Muỗi Ae. aegypti cái trưởng thành

hút máu lần đầu khoảng 48 giờ sau khi nở, đỉnh hoạt động hút máu là 2 đến 3 giờ sau bình minh, và nhiều giờ trước khi trời tối, và một đỉnh thứ ba vào gần trưa. Muỗi đánh hơi người nhanh và sà vào là đốt ngay. Muỗi thường hoạt động đốt người vào ban ngày. Muỗi cái trưởng thành thường hút máu nhiều hơn một lần

trong suốt một chu kỳ tiêu máu, và tỷ lệ hút máu nhiều lần có thể liên quan với kích thước cơ thể muỗi hoặc nhiệt độ mơi trường xung quanh [38].

Sau khi hút máu, muỗi Aedes bay tìm chỗ đậu nghỉ để tiêu máu Ae. aegypti thường đậu nghỉ tiêu máu ở những nơi tối, trên quần áo có hơi người, màu sẫm, đơi khi cịn đậu cả ở gầm giường, trên tường, cạnh và sau tủ, ban ngày muỗi thường thay đổi vị trí đậu nghỉ liên tục. Nhìn chung nơi hoạt động và trú ẩn của muỗi Ae.

aegypti là những nơi ẩm, tối và kín gió.

Muỗi Ae. albopictus thường đậu nghỉ tiêu máu ngoài nhà như trên thân, lá cây, các dụng cụ, vật thể để ngoài nhà hay trên tường của chuồng trâu, bò, lợn,... [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021. (Trang 29 - 32)