Thành phần của mỡ

Một phần của tài liệu Bài giảng Nhiên liệu, dầu mỡ, chất tẩy rửa - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 58 - 59)

Chƣơng 3 DẦU, MỠ BÔI TRƠN DUNG DỊCH LÀM MÁT

3.2 Mỡ bôi trơn

3.2.2 Thành phần của mỡ

Các loại mỡ nói chung và các mỡ nhờn nói riêng là một thể cấu trúc dạng gen (nửa rắn) hay có thể nói là thể đặc sệt. Cấu trúc gen này bao gồm hai pha là pha phân tán rắn và môi trƣờng phân tán lỏng. Pha phân tán rắn tồn tại dƣới dạng một khung cấu trúc và do các phân tử chất làm đặc liên kết lại với nhau mà tạo thành. Cịn các phân tử mơi trƣờng phân tán lại tồn tại một cách khơng hồn tồn “tự do” trong lịng bộ khung phân tán này (dù lƣợng môi trƣờng phân tán là dầu nhờn lỏng chiếm tỷ lệ rất cao từ 70% - 95% còn pha phân tán rắn chiếm tỷ lệ khá thấp 5% - 30% mà nó vẫn có thể giữ cho mỡ nhờn tồn tại ở dạng bán rắn).

Thành phần của mỡ nhờn gồm chủ yếu hai thành phần chính sau: Dầu nhờn và chất làm đặc.

a. Dầu nhờn:

Dầu làm nhiệm vụ bơi trơn và là thành phần chính của mỡ, thơng thƣờng chiếm từ 70% - 95% mỡ thành phẩm. Do là thành phần chính nên hàm lƣợng dầu và tính chất lý hóa của dầu đều có ánh hƣởng rõ ràng đến tính năng làm việc của mỡ. Nếu mỡ nhờn dùng cho bộ phận làm việc ở nhiệt độ thấp, phụ tải nhẹ và tốc độ quay nhanh thì phải dùng dầu nhờn có nhiệt độ đơng đặc thấp, chỉ số độ nhớt cao. Còn nếu làm việc ở nơi có phụ tải lớn, nhiệt độ cao và tốc độ thấp thì phải dùng dầu có độ nhớt cao và pha thêm chất độn (nhƣ bột graphit).

Trong nhiều trƣờng hợp phải dùng dầu tổng hợp thay cho dầu khoáng trong chế biến mỡ. Dầu tổng hợp làm cho mỡ có khả năng chịu lạnh và chịu nhiệt tốt (dải nhiệt làm việc -700C đến 4000C).

b. Chất làm đặc:

Có nhiệm vụ tạo ra cấu trúc rắn và nửa rắn của mỡ, chúng giữ cho dầu tồn tại trong cấu thể đặc sệt không bị chảy loãng ra, chiếm từ 5% - 30% thành phần mỡ. Có nhiều loại chất làm đặc nhƣ xà phòng (mỡ gốc xà phòng), các hydrocacbon rắn (mỡ gốc sáp)….

Khoa Cơ khí Động lực

Ngồi hai thành phần chính này trong mỡ cịn có một số chất độn nhƣ bột graphit hay một số phụ gia để ổn định tính chất của mỡ nhƣ: tính ổn định hóa học, tính chịu nhiệt, tính bám dính…

Một phần của tài liệu Bài giảng Nhiên liệu, dầu mỡ, chất tẩy rửa - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)