Khái quát về cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 36 - 39)

Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

2.1.Khái quát về cơ sở thực tiễn

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Tiến hành điều tra thực trạng nhằm làm rõ thực trạng của hoạt động chắp ghép, mức độ nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát uhy tính sáng tạo cho trẻ và mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ thơng qua hoạt động chắp ghép. Trên cơ sở đó, đưa ra quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát

2.1.2.1. Địa bàn khảo sát

Trường mầm non Lê Đồng – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

- Nghiên cứu trên 30 trẻ lớp 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Lê Đồng – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

- Điều tra 15 giáo viên đang dạy trẻ 5 - 6 tuổi trên địa bàn Thị xã Phú Thọ.

2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát

2.1.3.1. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá a, Tiêu chí đánh giá

Chúng tơi thử nghiệm quy trình tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ5 - 6 tuổi. Khi thực nghiệm chúng tôi trao đổi với các giáo viên tại lớp về các vấn đề liên quan đến khả năng sáng tạo và kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. Trong lúc trẻ làm việc tôi quan sát và đánh giá trẻ theo các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Trẻ biết lên ý tưởng sáng tạo cho hoạt động mà giáo viên yêu cầu (2,5 điểm).

-Tiêu chí 2: Trẻ biết sắp xếp bố cục hợp lý cho ý tưởng của mình (2,5 điểm).

- Tiêu chí 3: Trẻ biết trao đổi ý tưởng, hợp tác với bạn để thực hiện sản phẩm cá nhân và sản phẩm nhóm (2,5 điểm).

- Tiêu chí 4: Trẻ thể hiện, giới thiệu được nội dung, ý nghĩa sản phẩm của mình (2,5 điểm).

b. Mức độ đánh giá

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng trường mầm non, chúng tôi thực hiện đánh giá trẻ ở 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

Mưc đô c̣tốt: - Trẻ biết nhiệm vụ của mình (nhóm), lên ý tưởng cho sản ́́

>8 đến 10 phẩm.

điểm - Trẻ biết lắng nghe, chú ý quan sát, tích cực giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận sự gợi ý từ giáo viên, bạn bè.

- Trẻ biết phối hợp các loại nguyên liệu khác nhau, sử dụng nhiều màu sắc cho sản phẩm của mình.

- Trẻ biết miêu tả, giới thiệu được sản phẩm, nêu được ý nghĩa của sản phẩm, thực hiện đúng yêu cầu mà giáo viên giao cho. Mưc đô c̣ - Trẻ biết lên ý tưởng, lựa chọn nguyên liệu, màu săc nhưng

́́

khá: sắp xếp bố cục chưa hợp lý .

>6 đến 8 - Trẻ biết lắng nghe, chú ý quan sát, tiếp nhận ý kiến của giáo điểm viên, bạn bè.

- Trẻ hoạt động tích tuy nhiên trẻ đơi lúc vẫn nhờ giáo viên giúp đỡ.

- Trẻ biết cách trình bày sản phẩm, tuy nhiên chỉ trình bày được một phần nào đó của sản phẩm.

Mưc đơ c̣ - Trẻ biết lựa chọn nguyên liệu, màu sắc nhưng khó thực hiện ́́

TB: >4 đến được ý tưởng, sắp xếp bố cục không gọn gàng.

6 điểm - Trẻ thường xuyên nhờ sự giúp đơc của bạn và giáo viên. - Trẻ trình bày sản phẩm hời hợt, khơng rõ ràng.

Mưc đô c̣ - Trẻ mất thời gian để lựa chọn ý tưởng, nguyên liệu, mầu sắc ́́

4 điểm - Trẻ thiếu tập trung lắng nghe, chưa chú ý quan sát.

- Nhờ giáo viên giải quyết ngay khi không thực hiện được tác phẩm, không trình bày được sản phẩm của mình.

Kết quả thực nghiệm thu được sẽ được đánh giá quan phân tích, tổng hợp các tư liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm. Sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá mức độ HĐCG sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau thực nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm trong chủ đề thế giới thực vật, thế giới động vật và gia đình.

2.1.3.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động chắp ghép ở trường mầm non.

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động chắp ghép.

- Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Thực trạng mức độ và biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép.

2.1.3.3. Phương pháp khảo sát

Trong q trình nghiên cứu tơi sử dụng các phương pháp khác nhau cho từng mục đích nghiên cứu, cụ thể:

a. Phương pháp điều tra

Tôi sử dụng phiếu điều tra giáo viên nhằm làm rõ: - Thực trạng hoạt động chắp ghép ở trường mầm non.

- Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí của HĐCG cho trẻ ở trường mầm non; nhận thức của giáo viên về việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua hoạt động chắp ghép.

- Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Tôi tiến hành quan sát một số hoạt động ở trường mầm non. Mục đích của việc quan sát nhằm:

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Xác định mức độ biểu hiện sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động chắp ghép. - Đồng thời có cơ sở thực tiễn để so sánh, đối chiếu với kết quả thu được từ phiếu hỏi. Bên cạnh đó, xác định những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ để đưa ra quy trình tổ chức phù hợp.

c. Phương pháp đàm thoại

Song song với việc điều tra sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến và quan sát các hoạt động chúng tôi tiến hành đàm thoại, trao đổi ý kiến với các cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy về những nội dung đã có trong phiếu nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức của các giáo viên, các khó khăn của giáo viên gặp phải khi tổ chức hoạt động. Ngồi ra, chúng tơi cịn trị chuyện với trẻ để thấy được động cơ, nhu cầu của trẻ. Cho trẻ nói lên những điều mà trẻ quan tâm, những gì mà trẻ thấy được, quan sát được từ trải nghiệm, làm sáng tỏ những vấn đề cịn chưa rõ từ đó lập kế hoạch cho phù hợp với năng lực của trẻ, nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ.

d. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp kháo sát để khảo sát mức độ tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 36 - 39)