Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 47 - 50)

Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

Qua việc tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động chắp ghép trường mầm non chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng như sau:

- Giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ nhất là theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Khó khăn lớn nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của việc thực hiện chương trình giáo dục với sự hạn chế trong năng lực sư phạm của giáo viên. Mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi giáo viên phải ln năng động, tích cực tìm tịi sáng tạo ra nhiều tình huống giúp trẻ phát triển với những lượng thời gian quá ít ỏi dành cho việc tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên .

- Khi tham gia vào hoạt động chắp ghép , trẻ thực hiện thao tác với các đồ dùng dụng cụ khác nhau, sử dụng các vật liệu, chất liệu khác nhau để tạo nên sản phẩm đa dạng. Quá trình hoạt động ấy đã thu hút sự chú ý, hấp dẫn tạo nên hứng thú đặc biệt với hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng. Nhưng kết quả hoạt động khơng cao q trình hoạt động và sản phẩm ít sáng tạo. Nhiều trẻ hứng thú với quá trình hoạt động chắp ghép song nhiệm vụ chắp ghép đặt ra cho trẻ chưa rõ ràng bởi vậy chưa thơi thúc trẻ tìm kiếm các vật liệu, dụng cụ và các thức thể hiện. Do đó tính sáng tạo của trẻ chưa được thể hiện.

- Theo xu hướng đổi mới chương trình giáo dục ở trường mầm non, việc phối hợp các phương pháp – biện pháp khi tổ chức hoạt động chắp ghép là rất cần thiết song cũng rất khó. Việc nắm bản chất của đổi mới giáo dục theo hướng tích hợp chủ đề chưa sâu sắc hơn thế nữa một số giáo viên thường tổ chức hoạt động chắp ghép theo gợi ý có sẵn. Với việc lồng ghép tích hợp các hoạt động, chủ điểm như hiện nay đòi hỏi các giáo viên ngồi kinh nghiệm giảng dạy phải có kiến thức tổng hợp để phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.

- Cơ sở vật chất của trường vẫn còn thiếu thốn tranh mẫu, vật mẫu, vật liệu lặp đi lặp lại do đó chưa khơi gợi hứng thú sáng tạo nghệ thuật cho trẻ.

- Hình thức tổ chức chưa đa dạng trẻ chỉ hoạt động trong lớp học do đó chưa tạo cơ sở để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.n

Tiểu kết chương 2

Qua phân tích thực trạng , chúng tơi có một số nhận xét như sau:

Phần lớn giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc tổ chức HĐCG cho trẻ, từng bước của quy trình được cụ thể hóa bằng các cơng việc và đã biết quan tâm đến những đề mấu chốt trong từng bước của quy trình tổ chức.

Tuy đã nhận thức được sự cần thiết của quy trình tổ chức, song do chưa thực sự hiểu một cách tường tận về bản chất của từng bước nên trong quá trình vận dụng vẫn địi đơi chỗ giáo viên hiểu sai vấn đề, lựa chọn các hình thức chưa thực sự phù hợp trong các bước thực hiện.

Khi tổ chức hoạt động cho trẻ thường thấy hoạt động của cô chiếm ưu thế hơn rất nhiều, tuy quan điểm đổi mới hiện nay là tiếp cận hoạt động song trẻ em lại ít được hoạt động, chưa thực sự trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức để tự mình chiếm hữu kiến thức. Từ thực tế đó chúng tơi thấy rằng cần phải nghiên cứu và xây dựng quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi để góp phần cho giáo viên có sơ sở định hướng khi tổ chức hoạt động cho trẻ khi trong chương trình đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w