Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
2.2. Phân tích và đánh giá kết quả
2.2.1. Thực trạng hoạt động chắp ghép ở trường mầm non
Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng hoạt động chắp ở trường MN. Chúng tơi sử dụng phiếu thăm dị ý kiến giáo viên và tiến hành điều tra trên 15 giáo viên đang đứng lớp nhóm trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường MN trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Đây có thể coi là đội ngũ giáo viên nịng cốt, tâm huyết cao với nghề, có kinh nghiệm và đạt nhiều thành tích cao trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Qua trò chuyện, trao đổi ý kiến, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên đều nhận thấy rằng HĐCG giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
Bảng 2.1. Mức độ cần thiết của HĐCG ở trường mầm non
STT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất cần thiết 12/15 80,4%
2 Cần thiết 3/15 19,6%
3 Không cần thiết 0/15 0%
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rõ sự đánh giá của các giáo viên về mức độ cần thiết của HĐCG ở trường mầm non. Có 80,4% giáo viên cho rằng rất cần thiết phải tổ chức HĐCG cho trẻ, 19,6% ý kiến cho rằng cần thiết phải tổ chức HĐCG cho trẻ. Qua việc khảo sát trên cho ta thấy việc tổ chức HĐCG cho trẻ đã được nhận thức tích cực.
Bảng 2.2. Mức độ thường xuyên tổ chức HĐCG cho trẻ
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Rất thường xuyên 1/15 6,7%
2 Thường xuyên 5/15 33%
3 Thỉnh thoảng 8/15 53,6%
4 Không bao giờ 1/15 6,7%
Hầu hết ở các trường MN các giáo viên đều tổ chức HĐCG cho trẻ. Qua quan sát, dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy giáo viên thường chú trọng vào các hoạt động tạo hình như vẽ, nặn...các hoạt động chắp ghép thường được tổ chức rời rạc, nguyên vật liệu cho hoạt động còn nhiều hạn chế.Giáo viên thỉnh
thoảng tổ chức hoạt động chắp chiếm 53,6%, thường xuyên là 33%, rất thường xuyên với không bao giờ chiếm 6,7%.
Bảng 2.3. Các hoạt động được tổ chức cho trẻ HĐCG
STT Hoạt động Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Hoạt động học tập (Hoạt động chung) 10/15 67%
2 Hoạt động chơi (Hoạt động góc) 5/15 33,5%
3 Hoạt động ngồi trời 9/15 60,3%
4 Hoạt động tham quan 3/15 20,1%
5 Hoạt động sinh hoạt hàng ngày 4/15 26,8%
Thông qua phiếu điều tra kết hợp với việc quan sát lớp học thu được kết quả: Đối với hoaṭđơngc̣ học tập (hoaṭđơngc̣ chung) có 10/15 giáo viên lựa chọn tổ chức HĐCG chiếm 67/100%; hoaṭđơngc̣ chơi (hoaṭđơngc̣ góc) có 5/15 giáo viên sử dụng chiếm là 33,5/100%; hoaṭ đơngc̣ ngồi trời chiếm 60,3/100% tổng số giáo viên; hoaṭ đôngc̣ tham quan chiếm 20,1/100%; hoaṭ đôngc̣ sinh hoạt hàng ngày có tỉ lệ là 26,8/100%. Hoaṭ đơngc̣ chung được giáo viên tổ chức cho trẻ HĐCG nhiều nhất bởi lẽ khi cho trẻhoaṭđôngc̣ chung trong lớp giáo viên dễ dàng quản lý lớp. Hoaṭđơngc̣ ngồi trời cũng được giáo viên quan tâm và thường xuyên tổ chức cho trẻ thực hiện HĐCG. Khi hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ vừa được khám phá môi trường xung quanh, vừa được tự mình tìm tịi nguyên vật liệu cho HĐCG.