Đặc điểm của học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 28 - 31)

1. Lý do chọn đề tài:

1.1.5. Đặc điểm của học sinh lớp 5

1.1.1.1. Sự phát triển thể chất

Hệ xương học sinh lớp 5 cịn nhiều mơ sụn, xương sống, xương chân, xương tay đang phát triển nên dễ bị tổn thương.

Hệ cơ ở lứa tuổi này đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trị chơi vận động. Giáo viên nên tổ chức cho các em tham gia vào các trị chơi vận động đảm bảo sự an tồn cho trẻ.

Hệ thần kinh cấp cao của các em đang hoàn thiện về mặt chức năng, tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sang tư duy trừu tượng.

Chiều cao ở độ tuổi này, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.

1.1.5.2. Sự phát triển của quá trình nhận thức

Đối với HS lớp 5, các em có nhu cầu trả lời các câu hỏi thuộc loại “Tại sao?”, “như thế nào?”,… nhu cầu tham quan, đọc sách cũng tăng lên cùng sự phát triển các kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc. Lúc đầu là nhu cầu có

tính chất chung, sau đó là nmhu cầu có tính chọn lọc theo nhu cầu, sở thích của các em.

Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và hoàn thiện.

Tri giác: Ở lứa tuổi này, tri giác của các em bắt đầu mang tính xúc cảm, đã mang tính mục đích, tri giác có chủ định.

Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.

Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Đặc biệt, tưởng tượng của các em bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm.

1.1.1.2. Sự phát triển nhận thức và chú ý

Các em dần hình thành kĩ năng điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một cơng thức tốn hay một bài hát dài,... HS đã dự định được khoảng thời gian để làm một việc và cố gắng hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian quy định.

1.1.5.4. Sự phát triển trí nhớ và ý chí

Giai đoạn lớp 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em...

Các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí cịn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

1.1.5.5. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức

Hầu hết học sinh tiểu học có ngơn ngữ nói thành thạo. Nhờ có ngơn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Ngơn ngữ có vai trị hết sứ quan trọng đối với q trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngơn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng. Nói cách khác, thơng qua ngơn ngữ, ta có thể đánh giá được sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ.

1.1.5.6. Các yếu tố ngồi ngơn ngữ ảnh hưởng đến q trình phát triển lời nói cho học sinh

Khả năng tiếp nhận ngơn ngữ của trẻ: Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu hay nghe những thông tin từ người khác hay từ các phương tiện thơng tin truyền thơng thì các em sẽ tự động nhận biết, phân loại, lý giải ý nghĩa của từ, câu xuất hiện trong đó. Nếu q trình này gặp khó khăn thì khả năng nghe, đọc của các em cũng gặp trở ngại.

Mơi trường sống có sự ảnh hưởng tới sự phát triển lời nói cho HS, đối với HSTH nói chung và HS lóp 5 nói riêng. Ở lứa tuổi này các em chịu sự tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu gia đình, nhà trường và xã hội có sự quan tâm, giáo dục các em đúng cách, được sinh sống và học tập trong môi trường tốt, khơng khí gia đình đầm ấm, được cha mẹ dạy bảo, thầy cô và bạn bè xung quanh giao tiếp với nhau lịch sự, thân thiện,… thì các em cũng sẽ dần hình thành thói quen giao tiếp văn minh, có hiệu quả. Theo các chuyên gia, thơng thường nếu cha mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng nói, đọc của con cũng khơng tồi.

Ngồi ra thơng qua các hoạt động thường ngày như vui chơi, lao động, tham gia hoạt động trường lớp, hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh… các em được tiếp xúc với mọi người, từ đó phần nào phát triển kĩ năng nói năng cho các em.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 28 - 31)