1. Lý do chọn đề tài:
2.2. Xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp
2.2.1. Rèn kỹ năng nghe, nói thơng qua xây dựng tình huống giao tiếp
2.2.1.1. Vai trị của tình huống giao tiếp trong rèn kĩ năng nghe, nói
Hoạt động giao tiếp của HSTH diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc nhưng không phải HS lớp 5 nào cũng biết cách giao tiếp. Các em vừa phải nói đúng ngữ pháp câu, lại vừa phải đảm bảo nói như thế nào cho phù hợp với nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và đạt được mục đích đặt ra. Đây là những trở ngại với HS lớp 5, nếu như các em không được rèn luyện một cách khoa học. Chính vì vậy, để đạt được mục đích giúp HS lớp 5 có khả năng nghe - nói tốt
trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi đã đề xuất loại bài tập rèn kĩ năng nghe, nói qua tình huống giao tiếp.
Học sinh cấp Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 có những trở ngại nhất định đề mặt giao tiếp. Không phải em nào cũng biết cách giao tiếp và các em vừa phải nói đúng ngữ pháp, vừa phải đảm bảo nói sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục tiêu đề ra. Do đó, đề HS có thể phát triển khả năng nghe, nói thì biện pháp tạo ra các tình huống giao tiếp là biện pháp phù hợp. Vì biện pháp này là cách luyện tập phát triển ngơn ngữ cho HS qua hình thức thực hành, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự. Tạo ra các tình huống giao tiếp đồng nghĩa với việc tổ chức lớp học sẽ thay đổi, khơng cịn lối tổ chức truyền thống. Đặc biệt, đây là là loại bài tập tình huống mà chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới quan tâm đến.
2.2.1.2. Các bước tiến hành xây dựng tình huống giao tiếp nhằm rèn kĩ năng nghe, nói
* Dạng bài rèn kĩ năng nghe nói thơng qua quan sát tranh Bước 1: Tổ chức cho HS quan sát tranh.
Tranh, ảnh chính là phương tiện trực quan hiệu quả nhất giúp HS tiếp cận ngữ liệu một cách dễ dàng. Để tạo ra hứng thú cho các em thì GV phải là người định hướng cho HS quan sát theo hướng của mình. Vì thế, GV cần đưa ra hệ thống các câu hỏi để dẫn dắt HS tìm được nội dung và thơng tin của bức tranh, hình ảnh đó. Vì đây là đối tượng HS cấp Tiểu học nên hệ thống câu hỏi đưa ra phải mang tính chất gợi mở và khích lệ để các em có thể chủ động hơn trong việc khám phá thông tin cần thiết. Bước 2: HS tiến hành trao đổi thông tin.
Khi HS trao đổi và khám phá nội dung mới, GV sẽ quan sát và định hình cho các em giới hạn nội dung của thơng tin. Ngồi ra, GV cũng cần chú ý tới khả năng của từng HS; tương tác, trao đổi để tạo niềm tin và hiểu biết lẫn nhau.
Cách diễn đạt các câu từ của HS hính là sự thể hiện kết quả các em đã thu hoạch được trong suốt quá trình trao đổi và quan sát. Mỗi HS là một cá thể riêng biệt nên mỗi em sẽ có nhưng suy nghĩ, cách cảm nhận, vốn ngơn ngữ khác nhau. Nhờ đó, sản phẩm nói của mỗi HS sẽ mang màu sắc riêng biệt, góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Việc nhận xét, đánh giá kết quả đối với HS có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát tiển về nhận thức của các em. Vì vậy, khi xem xét và đánh giá kết quả, GV cần phải nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, tìm ra các điểm mạnh và hạn chế của học sinh để điều chỉnh và phát triển sao cho phù hợp. Ngồi ra, GV cần khích lệ, động viên HS bằng một vài câu nói, cử chỉ, điệu bộ để các em có hứng thú hơn trong q trình luyện nói.
* Dạng bài rèn kĩ năng nghe, nói thơng qua nghi thức lời nói
Bước 1: GV giới thiệu tình huống giao tiếp, xác định và làm rõ nội dung giao tiếp, nhân tố giao tiếp, đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
Bước 2: Định hướng cho HS thực hành nói năng sao cho phù hợp với mục đích và hồn cảnh giao tiếp.
Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành nói hoặc đóng vai
Bước 4: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm. Chỉ ra những chỗ hợp lí và chưa hợp lí.
Bước 5: Đưa ra kết luận HS cần ghi nhớ về sản phẩm được hình thành sau q trình trình bày.
2.2.1.3. Ví dụ minh họa
* Ví dụ 1: Bức tranh Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tập đọc_SGK TV 5
tập 1- trang 10)
Bước 1: HS quan sát tranh
Cảnh ngày mùa là khung cảnh quen thuộc, gần gũi với các em. Bước 2: HS tiến hành trao đổi thông tin
Với đề tài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, GV có thể đưa ra các câu hỏi xoay quanh bức tranh nhằm gợi ý như:
- Trong tranh, các con thấy các cô, các bác đang làm gì? - Khung cảnh xung quanh như thế nào?
- Họ đang làm việc vào dịp nào? - Khơng khí làm việc như thế nào?
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi ngày mùa đến? Bước 3: HS nói thành câu, thành bài
GV dựa vào sản phẩm nói của HS giúp HS nói thành các câu hoặc một bài hồn chỉnh. Trong khi HS trình bày sản phẩm nói của mình, GV càn lưu ý sửa lỗi cho HS.
HS có thể nói theo tranh như sau:
Vào ngày mùa, các cô các bác nông dân hăng say làm việc. Những ruộng lúa vàng ươm màu nắng, phía xa xa là những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc, một bức tranh thật gần gũi, quen thuộc của vùng nông thơn Việt Nam. Ai cũng cười thật tươi, người thì bó lúa, người thì gặt lúa, những bó lúa nặng trĩu trên tay báo hiệu một ngày mùa bội thu.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
HS chú ý lắng nghe GV nhận xét và đánh giá về sản phẩm nói của mình. HS có thể hát bài Ngày mùa vui nhằm tạo khơng khí vui vẻ, vui tươi. *Ví dụ 2: Mở rộng vốn từ Hịa bình (Luyện từ và câu- SGK TV 5 tập 1-trang
47)
- Xác định nội dung giao tiếp: An và Nam có xảy ra xích mích và cãi nhau trong giờ ra chơi.
- Xác định đối tượng giao tiếp: Bạn bè. - Mục đích giao tiếp: Khuyên nhủ.
Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích tình huống, GV u cầu mỗi HS nêu cách giải quyết vấn đề. Các em sẽ dùng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với trí tưởng tượng để đưa ra các diễn biến trong tình huống đặt ra.
Học sinh có thể giải quyết như sau:
Em sẽ can ngăn An và Nam, sau đó hỏi lí do hai bạn xích mích và giúp hai bạn giảng hịa. Em sẽ giải thích cho hai bạn hiểu bạn bè khơng nên cãi nhau, phải đoàn kết, giải quyết mọi việc…
Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành tình huống theo phương thức nói hoặc đóng vai
Bước 4: HS, GV nhận xét đánh giá sản phẩm.
Bước 5: GV rút ra kết luận để HS ghi nhớ. Ngồi ra, GV cần liên hệ tình huống trên với thực tiễn và yêu cầu HS vận dụng với các tình huống khác.
* Ví dụ 3: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 79)
Bước 1: GV yêu cầu HS làm rõ
- Xác định nội dung giao tiếp: Con người cần làm gì để thiên nhiên tươi đẹp mãi.
- Xác định đối tượng giao tiếp: Bạn bè. - Mục đích giao tiếp: Đề xuất ý kiến.
Bước 2: Dựa trên kết quả phân tích tình huống, GV yêu cầu mỗi HS nêu cách giải quyết vấn đề. Các em sẽ dùng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với những kiến thức tìm hiểu trên sách, báo hay các phương tiện thông tin đại chúng để thảo luận, trình bày với các bạn về những việc con người nên làm để bảo vệ thiên nhiên.
Chẳng hạn HS có thể nói:
Thiên nhiên mang lại cho chúng ta rất nhiều điều tốt đẹp, vì vậy chúng ta cần bảo vệ nó. Để làm được điều đó chúng ta cần bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không chặt phá rừng,… Bên cạnh đó chúng ta nên trồng thêm nhiều cây xanh, ít xả khói bụi, khí thải ra mơi trường,…
Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày theo phương thức lời nói. Bước 4: HS, GV nhận xét đánh giá sản phẩm.
Bước 5: GV rút ra kết luận. Ngoài ra, GV cần liên hệ với thực tiễn và yêu cầu HS vận dụng những điều vừa nói vào thực tiễn.
2.2.1.4. Lưu ý
- Khi đưa ra tình huống, GV nên kích thích khả năng tưởng tượng của các em, không nên áp đặt hay đưa trước lời thoại.
- GV cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đề HS có thể hiểu rõ nhiệm vụ của mình. - GV cần dành thời gian hợp lí để HS trao đổi, thảo luận đưa ra sản phẩm nói đạt hiệu quả.
- GV cần khuyến khích, động viên HS để các em có hứng thú muốn tham gia.