Kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 36 - 45)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng

1.2.4.1. Kết quả khảo sát, dự giờ hoạt động tạo hình.

- Về phần chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên soạn giáo án đầy đủ, tuy nhiên nội dung của một số giáo án cịn đơn giản, chưa kích thích được trẻ và chưa phát huy một cách tối đa khả năng của trẻ. Đồ dùng dạy học đã phù hợp về tính thẩm mĩ và tính nhận thức.

- Về việc tiến hành giờ học: Đa số giáo viên đảm bảo được cấu trúc của tiết học, phân bố thời gian hợp lí, sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học. Tuy nhiên cơ cần động viên khuyến khích trẻ kịp thời hơn nữa để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình.

- Về hoạt động của trẻ: Đa số trẻ chủ động, tích cực trong hoạt động tạo hình. Sản phẩm của trẻ một số cịn chưa hồn thiện và một số sản phẩm thực sự giống cơ hay giống bạn.

Ví dụ trong giờ tạo hình “Làm con sâu từ quả cà pháo”, cô hướng dẫn trẻ làm con sâu. Một số trẻ rất tích cực tham gia hoạt động, thể hiện ở sản phẩm của trẻ rất đẹp, thậm chí có trẻ cịn vẽ thêm mắt, thêm chân cho con sâu. Nhưng cũng còn một số bạn thụ động, chưa chú ý tập trung nên con sâu của bạn ấy vẫn

chưa có đầu.

Trong hoạt động tạo hình, cơ giáo cần để trẻ tự thể hiện, cơ ln là người động viên, khuyến khích trẻ chủ động, tích cực trong hoạt động. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc về những hiểu biết của trẻ đối với sự vật trẻ muốn được lựa chọn: Trẻ muốn làm gì, làm thế nào để đạt được sản phẩm đó sẽ như thế nào?

Mong muốn của trẻ cần được thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ ln tiếp cận theo cách riêng của mình. Cơ giáo cần tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm, trẻ được tự do phát triển khả năng của mình. Ví dụ khi cho trẻ vẽ động vật sống dưới nước, cơ giáo có thể cho trẻ xem tranh, xem clip, chuẩn bị một bể nước nhỏ có cá, cua, tơm,... đang bơi lội tung tăng; sau đó cơ giáo gợi ý cho trẻ tự lựa chọn cách riêng của mình và sáng tạo bức tranh theo ý tưởng của trẻ.

Chính vì thế chúng ta khơng nên lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, cơ giáo làm mẫu càng ít và sử dụng vật mẫu càng ít sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện. Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, giáo

viên phải gợi ý chứ khơng nên làm ngay, cần tạo tình huống để trẻ làm giúp: Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế nào,... Khi trẻ làm, cô nên cất mẫu đi để trẻ được sáng tạo theo suy nghĩ và cảm xúc của riêng trẻ. Trong khi làm mẫu, cô luôn coi trọng quan điểm của trẻ, mẫu của cô chỉ gợi ý cho các ý tưởng của trẻ.

1.2.4.2. Kết quả điều tra bằng phiếu Anket

* Nhận thức của giáo viên về vai trị của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên.

Sau khi phát phiếu cho 20 giáo viên trường mầm non Sao Mai và trường mầm non Hùng Vương, chúng tôi tổng hợp và thu thập được kết quả các mức độ nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò việc phát huy tính tích cực trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên như sau:

Câu hỏi 1: Theo chị, hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên có thật sự quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo?

Từ kết quả điều tra cho chúng ta thấy rằng: 45% giáo viên đã nhận thức được mức độ rất quan trọng và 50% giáo viên nhận thức được mức độ quan trọng của việc phát huy tính tích cực cho trẻ. Cịn lại 5% cho rằng việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên chỉ là một phần nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ.

Qua đó chúng tơi có thể khẳng định được mức độ quan trọng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ.

* Mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Câu hỏi 2: Chị có thường xuyên sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình để giúp trẻ phát huy được tính tích cực hay khơng?

Dựa vào số liệu cho chúng ta thấy tất cả giáo viên đã tổ chức hoạt động tạo hình để phát huy tính tích cực cho trẻ. Mặc dù các giáo viên đa số đã nhận thức tốt và đề cao vai trò của việc phát huy tính tích cực cho trẻ nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều giáo viên (78%) thỉnh thoảng mới tổ chức hoạt động tạo hình

với nguyên vật liệu thiên nhiên, còn 15% cho rằng họ thường xuyên tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ. Con số này cho thấy mặc dù giáo viên đã tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ nhưng hiệu quả của việc phát huy tính tích cực cho trẻ qua hoạt động này chưa thực sự được cao.

* Nhận thức về lựa chọn hoạt động để phát huy tính tích cực của trẻ thơng qua hoạt động tạo hình

Câu hỏi 3: Chị thường lựa chọn kĩ năng tổ chức hoạt động tạo hình nào cho trẻ mẫu giáo?

Ta thấy, mặc dù giáo viên có nhận thức về tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực cho trẻ trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên, tuy nhiên khi được hỏi lựa chọn kĩ năng để phát huy tính tích cực cho trẻ thì phần lớn (76%) giáo viên cho rằng kĩ nămg xé dán là phù hợp nhất. Chỉ có một số ít giáo viên cho rằng kĩ năng chắp ghép sẽ phát huy được tính tích cực của trẻ.

Như vậy, nhận thức của giáo viên vẫn chưa đầy đủ. Đa số giáo viên cho rằng hoạt động xé dán có hiệu quả nhất trong việc phát huy tính tích cực của trẻ. Vì thế giáo viên vẫn chưa thực sự chú ý đến việc phát huy tính tích cực cho trẻ trong một số hoạt động khác như nặn, hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên. Nếu có chú ý thì cũng chỉ giới thiệu và hướng dẫn cho trẻ cách làm mà chưa chú ý đến thái độ và khả năng của trẻ.

* Vấn đề giáo viên chú ý nhất khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Câu hỏi 4: Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, điều chị chú ý đến nhất là?

Tuy thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình nhưng đa số giáo viên chú ý nhất khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ là hướng dẫn trẻ (50%) và chú trọng đến kết quả của bài tạo hình của trẻ (30%). Giáo viên chỉ cố gắng truyền đạt bài tạo hình và chú ý đến việc trẻ có thực hiện được hay khơng, sản phẩm trẻ như thế nào và giống sản phẩm của cô là đạt bài tốt. Đôi lúc để đảm bảo chất lượng tiết học, cô hoạt động thay cho trẻ.

* Khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ?

Câu hỏi 5: Những khó khăn chị thường gặp phải trong tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là gì?

Khi được hỏi về những khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo, đa số giáo viên cho rằng khó khăn lớn nhất là về việc sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên. Mặc dù đã kết hợp với gia đình để sưu tầm các nguyên vật liệu, tuy nhiên các nguyên vật liệu chưa thật sự phong phú. Cô giáo hàng ngày ở lớp chăm sóc giáo dục trẻ nên chưa thật sự có nhiều thời gian để sưu tầm được các nguyên vật liệu thiên nhiên đẹp, sạch, phù hợp với việc tổ chức hoạt động.

* Nói về hiệu quả của vấn đề:

Câu 6: Theo chị, hiệu quả của việc phát huy tính tích cực thơng qua hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ 5 - 6 tuổi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Khi được hỏi, đa số giáo viên cho rằng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là về phía trẻ (58%). Bởi nếu trẻ thật sự nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của cơ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một số giáo viên (28%) lại cho rằng hiệu quả của việc phát huy tính tích cực cho học sinh phụ thuộc phần lớn từ giáo viên. Bởi giáo viên là người gợi ý, định hướng cho trẻ vào các hoạt động. Nếu giáo viên tổ chức hoạt động một cách hấp dẫn, phong phú thì sẽ thu hút được nhiều trẻ tham gia và phát huy tính tích cực của trẻ một cách tối đa.

* Đề xuất của giáo viên (câu hỏi mở)

Câu 7: Chị có đề xuất gì để tổ chức hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ 5 - 6 tuổi nhàm phát huy tính tích cực của trẻ được phát huy một cách tối đa nhất?

1.2.4.3. Thực trạng và nguyên nhân tham gia hoạt động tạo hình của trẻ a, Thực trạng tham gia hoạt động tạo hình của trẻ

Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và Phòng giáo dục, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng học tập cho học sinh. Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, cảnh quan nhà trường thống mát. Lớp có đầy đủ bàn ghế cho các cháu, đồ dùng dụng cụ phục vụ cho môn học đầy đủ. Giáo viên có trình độ chun mơn, nắm vững kĩ năng dạy tạo hình.

Hầu hết các cháu làm được các kỹ năng tạo hình. Các cháu nhanh nhẹn, thích tham gia hoạt động tạo hình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng cịn những khó khăn:

Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động tạo hình cịn hạn chế, như các tác phẩm nghệ thuật đẹp cịn chưa có. Chính vì vậy các cháu khơng được làm quen tiếp xúc nên rất hạn chế đến quá trình nhận thức của trẻ. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ. Giáo viên một số kĩ năng tạo hình cịn hạn chế,một số tranh mẫu chưa lơi cuốn, hấp dnx trẻ. Tiết dạy còn cứng nhắc ít sáng tạo, lồng ghép với các hoạt động khác, dẫn đến kết quả đạt chưa cao. Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, nhiều trẻ cịn nhút nhát khi thể hiện ý tưởng của mình. Một số trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học. Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tạo hình của trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng sáng tạo cá nhân. Còn cho rằng việc đến trường chỉ là

chơi chứ chưa cần học.

Hoạt động tạo hình là hoạt động ln hướng trẻ tới cái đẹp, trẻ luôn hứng thú tham gia các hoạt động tạo hình. Do đó chúng tơi đã sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật đẹp, sáng tạo cho trẻ quan sát và trẻ có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi: Hoạt động góc, hoạt động ngồi trời,... Trẻ có thể sáng tạo ý thích của mình để trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi đứng lên thuyết trình sản phẩm của mình. Giáo viên thường sử dụng các biện pháp như: Sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên; cho trẻ tiếp

Qua việc khảo sát ban đầu, chúng tơi khảo sát được thì đa số trẻ cịn yếu về kĩ năng tạo hình, trẻ chưa chú ý và chưa phát huy hết khả năng của mình, chỉ có một số ít trẻ là có thể thể hiện được sản phẩm của

mình. Chính vì vậy chúng tơi muốn tìm ra biện pháp nào đó để có thể nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn. b,

Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong khi tổ chức cho trẻ tạo hình lại cịn rất nghèo nàn và phiến diện nếu như khơng nói là chưa chú trọng đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Thực vậy, với những hình thức tổ chức tạo hình đơn điệu như trong thời gian qua vơ tình giáo viên mầm non đã đánh mất tính nhẹ nhàng của loại hình nghệ thuật này với trẻ mầm non mà thay vào đó là sự áp đặt một hình thức cứng nhắc và những thiếu sót gây ra khơng phải là đơn giản.

Một số giáo viên mầm non chưa hiểu đúng về hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non mà lại cho rằng đó là hoạt động của một hoạ sĩ độc lập hay thậm chí là một người thợ. Giáo viên chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc - suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm.

Chương trình tạo hình ở trường mầm non khá nặng nề và lại mang tính chất áp đặt khá lớn. Sự sắp xếp về thể loại, loại tiết và độ khó chưa thật hợp lý. Nguyên vật liệu tạo hình khá cứng nhắc và thậm chí q hạn hẹp đối với trẻ, thiếu sự kết hợp những nguyên vật liệu đơn giản và gần gũi từ thiên nhiên. Những quyển vở “Bé tập tạo hình” đã có sẵn nền mẫu cố định với các khung hình và những chi tiết phụ nên hồn tồn chỉ có thể dành cho cá nhân từng trẻ, hơn nữa chính điều ấy làm hạn chế sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Tính chất “nề nếp”, “trật tự” được đẩy lên gần như là yêu cầu hàng đầu trong trường mầm non và hoạt động tạo hình cũng khơng phải là một ngoại lệ.

Đứng trước thực trạng đó chúng tơi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng một số biện pháp “Phát huy tính tích cực của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên”, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, giúp phát hiện ra những điều mới lạ để góp phần nhỏ bé vào sự phát triển tồn diện nhân cách trẻ.

1.2.4.4. Kết quả trao đổi với giáo viên và trẻ

Trao đổi với giáo viên và trẻ tại trường mầm non Hùng Vương và trường mầm non Sao Mai - Thị xã Phú Thọ về việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, chúng tơi đã nhận được những chia sẻ hết sức sâu sắc. Khi được hỏi: “Theo chị, hoạt động tạo hình đối với trẻ mẫu giáo có thực sự quan trọng?”, chị Phạm Bích Ngân - giáo viên trường mầm non Hùng Vương cho rằng: “Hoạt động tạo hình đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc phát triển tồn diện của trẻ. Vì vậy, việc giúp trẻ đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động này là một việc làm vơ cùng cần thiết. Bên cạnh đó, tạo hình cịn là một trong những mơn học chính của trẻ ở trường mầm non. Nếu giáo viên biết tổ chức hoạt động này một cách khoa học và sử dụng các biện pháp hợp lí thì hiệu quả sẽ được nâng lên”.

Cũng xoay quanh vấn đề này, khi được hỏi: “Chị thường tổ chức hoạt động tạo hình gì để phát huy được tính tích cực của học sinh?”, chị Phạm Thị Thu Trang - giáo viên trường mầm non Sao Mai trả lời: “Để phát huy được tính tích cực của các con, tơi ln đưa trẻ đến những tình huống có vấn đề để trẻ có thể giải quyết một cách tốt nhất. Ngồi ra, tơi cịn thường xun chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú, kích thích sự tìm tịi sáng tạo của trẻ, để trẻ có thể phát huy được tối đa khả năng của bản thân”.

Về phía trẻ, chúng tơi đưa ra những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu để trẻ có

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên (Trang 36 - 45)