1.1.3.3. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Có rất nhiều khái niệm về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Khái niệm kỹ năng sống cho trẻ mầm non đƣợc hiểu cơ bản là giáo dục
những kỹ năng cần có cho trẻ hình thành những hành vi lành mạnh. Từ đó giúp trẻ đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Với mong muốn giúp trẻ có đƣợc những kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết trong cuộc sống, hiểu rõ những điều nên làm, khơng nên làm trong văn hóa lối sống ngƣời dân nên kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã đƣợc ra đời.
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non là hình thành cách sống tích cực cho trẻ, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực từ đó giúp cho trẻ có cả kiến thức, thái độ, và kĩ năng.
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non, với bản chất là hình thành và phát triển cho các con khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với ngƣời mọi ngƣời xung quanh, khả năng ứng phó tích cực trƣớc tình huống của cuộc sống nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhìn chung, các khái niệm về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non trên đây đều đƣợc diễn đạt nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của q trình giáo dục kĩ năng sống.
Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu giáo dục kĩ năng sống cho tre mầm non nhƣ sau: “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đó là những
hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần về thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống”.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Mục tiêu chung là hƣớng tới hình thành ở trẻ sự tự tin, giúp trẻ biết hợp tác trong đội nhóm, giúp trẻ ý thức về giá trị của bản thân, giúp trẻ biết giải quyết mâu thuẫn một cách hịa bình, giúp trẻ có khả năng tự lập, giúp cho trẻ biết sống có trách nhiệm, giúp trẻ biết bộc lộ sự bao dung, sự tôn trọng ngƣời khác, giúp trẻ biết quan tâm đến nhu cầu của ngƣời khác và sẵn sàng giúp đỡ họ.
Mục tiêu cụ thể về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trƣờng mầm non bao gồm những kĩ năng , thái độ, kiến thức cụ thể , tƣơng ứng với giá trị cần giáo dục, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, với điều kiện kinh tế- văn hóa – xã hội của mỗi địa phƣơng.
1.1.3.4. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non cần phải dựa vào những nguyên tắc sau:
Muốn rèn luyện một kĩ năng sống nào đó cho trẻ thì phải đƣa trẻ vào tình huống để trẻ vận dụng những hiểu biết, kĩ năng đã đƣợc học hỏi của bản thân để giải quyết vấn đề. Ở mỗi tình huống trẻ sẽ đƣợc giải quyết với nhiều cách khác nhau.
-Tiến trình
Với trẻ mầm non thì để kĩ năng sống của trẻ đƣợc hình thành và phát triển thì phải theo các mức độ từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp. Bởi khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ chƣa phát triển tối đa.
-Thời gian
Kĩ năng sống của trẻ có thể đƣợc giáo dục ở mọi thời điểm và đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng.
-Nhận thức
Giáo viên nên sử dụng các biện pháp tốt nhất để giáo dục trẻ tiếp nhận hành vi, thái độ theo hƣớng tích cực.
Qua đó, ta thấy đƣợc kĩ năng sống vơ cùng quan trọng nhất là đối với xã hội ta đang trên đà phát triển theo yêu cầu và thách thức đối với con ngƣời ngày càng cao, với trẻ mầm non thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc thì kĩ năng sống trên cịn quan trọng hơn cả.