Thời gian thực hiện khóa luận này chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu 3 kĩ năng (kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm).
Nhằm tiến tới mục tiêu giúp trẻ biết sống nhân ái và sống yêu thƣơng ông, bà, cha, mẹ, bạn bè, ngƣời thân và tất cả mọi ngƣời xung quanh. Sống trung thực, thật thà, lễ phép, ngăn nắp, sạch sẽ. Dặc biệt là biết ứng phó với mọi thử thách xung quanh bản thân mình.
- Rèn cho trẻ một số kĩ năng cơ bản sau: - Kĩ năng tự giải quyết vấn đề
Kĩ năng tự giải quyết vấn đề là một kĩ năng quan trọng đối với trẻ nhỏ, khi trẻ có cơ hội giải quyết vấn đề chúng sẽ học đƣợc những cái gì là đúng,
cái gì là sai. Thơng qua việc giải quyết các tình huống giả định giúp trẻ nắm đƣợc các bƣớc của kĩ năng giải quyết vấn đề để đảm bảo vấn đề đƣợc giải quyết hiệu quả và phù hợp nhất. Kĩ năng giải quyết vấn đề giúp cho trẻ xử lí những tình huống khó khăn gặp phải một cách tích cực nhất. Những vấn đề gặp phải nếu khơng quan tâm giải quyết sẽ gây ra stress dẫn đến những xáo trộn về cuộc sống và sức khỏe.
Hình thành kĩ năng tự giải quyết vấn đề trong mọi hoạt động cho trẻ ở trƣờng mầm non. Có thể sử dụng văn học, tình huống trong cuộc sống hàng ngày để tập luyện cho trẻ kĩ năng tự giải quyết vấn đề. Giáo viên giáo dục cho trẻ cách cƣ xử hoặc nhận thức nhằm khắc phục những tình huống khó khăn đã có để có thể đạt đƣợc mục đích. Dạy trẻ các bƣớc nhận biết và giải quyết vấn đề, hình thành kĩ năng này cho trẻ băng việc lồng ghép chủ yếu vào các tiết học và hoạt động vui chơi.
- Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp là một kĩ năng rất quan trọng ngay từ khi trẻ lọt lịng, nó giúp cho trẻ tồn tại và phát triển, trẻ có thể giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động tay chân và đặc biệt qua tiếng khóc,… Một ngƣời mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào trẻ khóc vì đói, khi nào trẻ khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa. Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì trẻ bắt đầu sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp, đồng thời có khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu cơ thể, nếu đƣợc đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho trẻ hình thành sự tự tin vào bản thân cũng nhƣ xây dựng những mối tƣơng giao với mọi ngƣời xung quanh.
Kĩ năng giao tiếp giúp cho trẻ biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau. Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hồn cảnh giao tiếp, chăm chú lắng nghe ngƣời khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. Biết chờ đến lƣợt trong giao tiếp, trị chuyện, thảo luận, biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi khơng hiểu ngƣời khác nói.
Vì thế kĩ năng giao tiếp đƣợc xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngồi xã hội. Đây là một kĩ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau vì thế ngồi năng lực nội tại của trẻ thì các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe - nhìn và đụng chạm và giáo viên cần rèn luyện cho trẻ các kĩ năng giao tiếp sau:
Kĩ năng giao tiếp với ông bà cha mẹ thầy cô hoặc ngƣời lớn tuổi: thể hiện sự tôn trọng và lễ phép trong khi giao tiếp, luôn lắng nghe tiếp thu, không thể hiện hành động tiêu cực trong giao tiếp (ngắt quảng lời, thái độ nhăn nhó, hoặc khơng chú ý vào giao tiếp...)
Kĩ năng giao tiếp với bạn bè thể hiện vui mừng với bạn bè, hòa đồng, lịch sự khi giao tiếp, biết giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoặc cùng bạn thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
Kĩ năng giao tiếp với ngƣời lạ: Trong giao tiếp luôn thể hiện sự tôn trọng chú ý lắng nghe, biết chào hỏi lịch sự, có thể nhận biết những hành động bất thƣờng để tìm kiếm sự giúp đỡ. Trẻ biết sử dụng một số từ: Chào hỏi, tạm biệt, xin lỗi, xin phép, thƣa, vâng ạ phù hợp vớ hồn cảnh giao tiếp. Khơng nói tục chửi bậy.
- Kĩ năng làm việc nhóm
Mỗi trẻ là một thực thể riêng biệt, với những tƣ duy, nhận thức, tính cách khác nhau, có sở trƣờng riêng biệt. Do vậy, mà giáo viên cần đƣa trẻ vào một khuân mẫu cho sẵn không hề áp đặt học theo cách định dạng nhằm đạt đƣợc kết quả nhƣ nhau.
Trẻ thƣờng u thích trị chơi lựa chọn và tự phân nhóm, tự đề ra cách chơi. Vì vậy để đạt đƣợc tính hiệu quả cao, ngƣời giáo viên cần xâu chuỗi nội dung chƣơng trình mơn học và tiến hành bài dạy thơng qua giáo án trị chơi học tập.
Cần dẫn dắt trẻ vào bài học, khám phá kiến thức. Bằng các trò chơi, câu chuyện bài hát giáo viên giúp trẻ cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng làm việc nhóm sẽ giúp trẻ biết
cảm thơng, chia sẻ, đồn kết và làm việc cùng với bạn. Hơn nữa trẻ cịn biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn, biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, chấp nhận sự phân cơng của nhóm và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng ngƣời khác. Trẻ đƣợc tiếp cận và trực tiếp tham gia vào những trò chơi, những hoạt động sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành thói quen hoạt động có hệ thống, có tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng nhƣ sự phát triển sau này của trẻ. Thơng qua việc cho trẻ làm việc nhóm với nhau sẽ rèn cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi thì mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mong ý.