Kết quả điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Trang 36 - 41)

1.2. Thực trạng về việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt

1.2.6. Kết quả điều tra thực trạng

1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Tất cả 100% giáo viên được hỏi đều cho rằng việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ là rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Như vậy, việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường đã được hầu hết giáo viên mầm non quan tâm và đánh giá cao.

Khi hỏi về mức độ thường xuyên giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần lớn các giáo viên đã có

đồng tình về việc thường xuyên thực hiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi. Có 32/ 40 giáo viên (chiếm 80,0%) đồng ý với quan niệm “Thường xuyên thực hiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi”. Có 8/40 giáo viên (chiếm 20%) chưa thường xuyên thực hiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ. Đa số các giáo viên đồng ý 4 nội dung trong các nội dung được nêu ra ở phiếu điều tra, có 30/40 giáo viên (chiếm 75%) hiểu chưa đầy đủ về các nội dung của giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường, chỉ có 25% giáo viên nắm được đầy đủ các nội dung cần có để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ.

Theo số liệu thống kê, trẻ 5 - 6 tuổi đã có ý thức bảo vệ mơi trường trong một số hoạt động ở trường mầm non. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ môi trường biểu hiện ở các hoạt động rất khác nhau. Theo phiếu điều tra cùng với kết quả đàm thoại với giáo viên, chúng tôi thấy đa số giáo viên lựa chọn trẻ thực hiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thơng qua “ hoạt động học tập ” có 36/40 giáo viên (chiếm 90,0%). Điều này chứng tỏ hầu hết các giáo viên với kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ đều cho rằng trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường. Nhóm các hoạt động được khá nhiều giáo viên lựa chọn từ 34–38 giáo viên (chiếm 85% đến 95%) như: hoạt động vui chơi, trong sinh hoạt hằng ngày, chứng tỏ đây là các hoạt động trẻ ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động. Có 50% số giáo viên cho rằng trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường khi tham gia vào các hoạt động. Số ít giáo viên cho rằng trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường thơng qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có 4-12 giáo viên lựa chọn (chiếm 10 – 30 %).

Qua phân tích số liệu trên, chúng tơi thấy chứng tỏ trẻ 5 - 6 tuổi đã có ý thức bảo vệ mơi trường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng hành vi bảo vệ mơi trường của trẻ thể hiện khơng ổn định, có thể trẻ chỉ có ở các hoạt động trẻ tham gia trải nghiệm nhiều lần. Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ trong các hoạt động có sự chênh lệch khá lớn nên có thể thấy hành vi bảo vệ mơi trường của trẻ cịn ở mức yếu.

Có khá nhiều giáo viên chiếm 69,7 % đánh giá vai trò của việc tổ chức hoạt động tạo hình là mơi trường phong phú, đa dạng hay là nơi có khơng gian rộng rãi và có đủ điều kiện cần thiết góp phần giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường cho trẻ. Chỉ có 18,4 % số giáo viên đánh giá đúng vai trò của hoạt động tạo hình là phương tiện để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ giống như những phương tiện khác.

- Đánh giá của giáo viên về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non

Giáo viên cho rằng, trẻ có ý thức tốt hơn trong các hoạt động nhận biết các mối nguy cơ gây mất vệ sinh môi trường ở trẻ; quan sát tìm hiểu mơi trường xung quanh; sử dụng nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi trong lớp, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có và thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường, chiếm từ 46.7 – 70.0%.

Như vậy, theo đánh giá của giáo viên kỹ năng vệ sinh thân thể của trẻ thơng qua hoạt động tạo hình cịn ở mức từ trung bình đến yếu.

1.2.6.2. Hình thức mà giáo viên sử dụng để giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường cho trẻ.

Bảng 1.1. Hình thức mà giáo viên sử dụng để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ

Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng bao giờ

Hình thức SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Trong hoạt động góc 19 47,5 14 35,0 7 17,5

Qua hoạt động ngoài trời 30 7,5 8 20,0 2 5,0

Qua hoạt động chơi 22 5,5 15 37,5 3 7,5

Trong các giờ học 10 2,5 25 62,5 5 12,5

Các hoạt động khác 23 57,5 15 37,5 2 5,0

Đa số giáo viên thường xuyên sử dụng các hình thức như : Hoạt động ngồi trời, hoạt động góc, các hoạt động khác. Các hình thức cịn lại giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên thấp.

Qua đó cho thấy giáo viên ít chú ý tới việc làm mẫu và thỉnh thoảng tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thơng qua các tình huống thực và tình huống giả định. Thực tế trong việc giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường cho trẻ, giáo viên cịn lúng túng, chưa sáng tạo khi đưa ra các biện pháp để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ.

Qua bảng thống kê chúng ta thấy, tuy các biện pháp đều được giáo viên sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ song hiệu quả chưa cao.

- Quan niệm của giáo viên về trình tự các khâu trong việc giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Có 44,7% giáo viên cho rằng việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi cần thực hiện theo các khâu: “ Hình thành ý thức (kiến thức) → Giáo dục thái độ → Rèn luyện hành vi”. Số ít giáo viên 17,1% cho rằng giáo dục thái độ trước khi rèn luyện hành vi và sau cùng mới hình thành kiến thức, số giáo viên cịn lại khơng có sự lựa chọn.

- Về khó khăn khi giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình

Khó khăn lớn nhất mà 36/40 giáo viên (chiếm 90,0%) cho rằng nó gây cản trở khi giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình đó là khả năng nhận thức và vận động của trẻ mẫu giáo còn hạn chế.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì ở lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là độ tuổi 5 - 6 tuổi trẻ đã có bước phát triển lớn về tâm sinh lý cũng như phối hợp hệ vận động, do đó có khả năng tự lập và có thể rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Thực thế đã chứng minh, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Úc… đều chú trọng giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường cho trẻ ngay từ khi trẻ cịn rất nhỏ, thậm chí khi trẻ bắt đầu đi vững (trẻ ở lứa tuổi 1,5 đến 2 tuổi).

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lí luật và thực tiễn chúng tơi rút ra một số kết luận như sau:

Hoạt động GDMT cho trẻ mầm non không tách thành bộ phận riêng biệt mà được tích hợp trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện chứa rất nhiều tiềm năng giúp cho quá trình GDMT đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần biết khai thác và tận dụng tất cả các hoạt động trong hoạt động tạo hình, đặc biệt là hoạt động vẽ và xé dán để giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mầm non.

Quá trình giáo dục hành vi BVMT cần được bắt đầu từ việc tạo cảm xúc tích cực đối với các vấn đề mơi trường diễn ra hàng ngày tới việc cơ hội cho trẻ được hình thành thói quen hành vi và cuối cùng là hình thành hành vi có ý thức cho trẻ trong việc bảo vệ môi trường.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy, tuy đánh giá rất cao về tầm quan trọng của giáo dục môi trường đối với sự phát triển của trẻ mầm non nhung nhiều giáo viên mầm non vẫn chưa nhận thức được đầy đủ nội dung giáo dục hành vi BVMT cho trẻ, chưa có những biện pháp tích cực để giáo dục trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hình thành hành vi BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non khơng cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi BVMT trong trường mầm non thì việc nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành BVMT cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT

ĐỘNG TẠO HÌNH

2.1. Các căn cứ đề xuất biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trườngcho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w