Các căn cứ đề xuất biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Trang 41 - 44)

2.1.1. Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường phải xuất phát từ nhu cầu trongcuộc sống thực của trẻ. cuộc sống thực của trẻ.

Tư tưởng giáo dục gắn liền với cuộc sống đã được C. Mac và V. l. Lênin nêu lên khi bàn đến vấn đề con người phát triển tồn diện. Tiếp thu những tư tưởng giáo dục đó, các nhà giáo dục học nổi tiếng như: A. X. Macarenco, A. V. Daporodet, L.X.Vưgotxky cũng cho rằng nguồn gốc tri thức chính là cuộc sống thực của trẻ, cần phải dựa vào cuộc sống đó để giáo dục trẻ. Do vậy giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục hành vi bảo vệ mơi trường cho trẻ nói riêng cần phải xuất phát từ chính cuộc sống thực của trẻ và sử dụng chính cuộc sống đó để giáo dục trẻ em.

Cuộc sống của chúng ta luôn vận động và phát triển không ngừng. Trong đó, cái truyền thống ln được giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác, cái hiện tại được con người nhận biết dễ dàng vì đã và đang trải nghiệm, còn cái cần thiết cho xã hội tương lai cũng bắt đầu xuất hiện. Các vấn đề môi trường cũng xuất hiện từ thực tiễn cuộc sống của chúng ta. Dựa vào diễn biến cuộc sống của trẻ, trong chính q trình chúng lớn lên, nhà giáo dục xác định nội dung và tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của chúng.

Cuộc sống thực với sự xuất hiện của những sự vật hiện tượng phong phú và đa dạng rất hấp dẫn trẻ. Tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc và hoạt động với thiên nhiên, đồ dùng, tham gia vào thực hành các bài tạo hình cắt, xé dán. Điều đó giúp trẻ cảm nhận rõ rệt tác động qua lại giữa trẻ với môi trường. Trẻ không chỉ nhận biết sự vật và hiện tượng xung quanh là như thế nào mà điều quan trọng hơn là chúng được trải nghiệm trong mơi trường, đắm mình trogn thiên nhiên. Những phút giây như vậy, đứa trẻ sẽ sống hết mình trong mơi

trường và vì mơi trường. Từ đó hun đúc ở trẻ tình yêu và làm nảy sinh những hành động bảo vệ môi trường một cách tự giác.

Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non phải dựa trên quan điểm nhân đạo trong giáo dục. Trong cuộc sống hàng ngày trẻ sẽ học cách cư xử nhân đạo với môi trường xung quanh. Sự hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ là yếu tố khơng thể thiếu được đối với việc hình thành hành vi bảo vệ mơi trường của trẻ. Tuy nhiên nó chỉ thực sự đem lại hiệu quả nếu nó gắn với cuộc sống hàng ngày, có ý nghĩa thường ngày, các bài tập rèn luyện hành vi bảo vệ mơi trường có nội dung, ý nghĩa thiết thực chứ khồn chỉ là hình thức.

2.1.2. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức và khả năng tạo hình của trẻ..

Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Một đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy kỷ. Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng. Mối quan tâm chính của trẻ nhỏ trong hoạt động tạo hình đó là tập chung vào thể hiện , biểu cảm chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm. Cùng với tính duy kỷ, tính khơng chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho sản phẩm tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Trẻ có khả năng tạo hình ở nhiều dạng như : vẽ, nặn, xé, dán, gấp, tô, chắp ghép,... Tất cả các thể loại tạo hình được giáo viên tổ chức thường xuyên thông qua tiết học, hoạt động nghệ thuật, các giờ chơi.

Do vậy cùng với việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tạo hình, giáo viên cần yêu cầu trẻ quan sát trước các tiết học xem trẻ đã thấy gì, trong tiết học trẻ sẽ thể hiện những điều trẻ thấy ra sao và sau những giờ học tạo hình bằng hành động cụ thể như nhạt rác, bỏ rác vào thùng, giữ gìn vệ sinh chung lớp học, sân trường…

2.1.3. Dựa trên nội dung chương trình giáo dục mầm non và thực tiễn trong trường mầm non. trong trường mầm non.

Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thơng qua hoạt động tạo hình là phương tiện để tiến hành công tác giáo dục và phát triển các mặt của nhân cách trẻ. Thơng qua hoạt động tạo hình giáo dục cho trẻ lịng ham thích, yêu

mến cái đẹp, bảo vệ cái đẹp và sự sống của thế giới xung quanh. Ví dụ: khi giới thiệu cho trẻ nội dung của một bức tranh hoặc một sản phẩm chắp ghép thì đó chính là động cơ thúc đẩy trẻ tiếp thu tích lũy kinh nghiệm trực quan, hình thành các biểu tượng ấn tượng xây dựng nghệ thuật riêng mà vẫn thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường được truyền tải qua mỗi sản phẩm đó.

Hiện nay ở một số trường mầm non đã áp dụng các hình thức tổ chức hoạt động mới, về căn bản vẫn sử dụng nội dung trong chương trình nhưng đã được cấu trúc lại các chủ điểm. Ví dụ: chủ điểm gia đình, chủ điểm trường mầm non, chủ điểm 8/3… Mỗi chủ điểm được triển khai qua nhiều lĩnh vực hoạt động.

Các hình thức tổ chức hoạt động của trẻ ở trường mầm non đã thiết kế và thực hiện tại các góc như: góc học tập, góc phân vai, góc thiên nhiên… Diện tích, vị trí các góc là tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của lớp học và u cầu giáo dục trẻ. Ví dụ: ở góc nghệ thuật tạo hình cần phải có các ngun liệu chủ yếu như là màu nước, bút lông, bút màu, giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khối que, vải vụn… Mục đích của góc hoạt động là qua việc sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình, trẻ biết tận dụng các nguyên vật để tránh lãng phí, biết đồ dùng có lợi và có hại cho mơi trường để từ đó nâng cao tinh thần giáo dục bảo vệ môi trường đối với từng cá nhân trẻ.

2.1.4. Căn cứ vào tình hình thực tiễn về giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.

Baỏ vệ mơi trường là một vấn đề nóng tồn cầu. Vấn đề này đang được đưa vào giảng dạy tại rất nhiều trường ở tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học và sau đại học. Đặc biệt là đối với bậc học mầm non vì đây là nền móng, là cơ sở, là mắt xích quan trọng cho các bậc học tiếp theo. Ở một số trường mầm non hiện nay đã áp dụng một số phương pháp trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Các hoạt động được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như đan xen trong hoạt động học tập, chế độ sinh hoạt hàng ngày, hoạt động vui chơi đặc biệt là hoạt động tạo hình. Tuy nhiên chưa thật sự chú trọng và phong phú trong cách

thể hiện. Nhận thức của trẻ và phụ huynh chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, giáo dục hành vi bảo vệ bảo vệ mơi trường trong các hoạt động nói chung và trong hoạt động tạo hình nói riêng cần được quan tâm, trú trọng nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w