2.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ –
2.2.4: Biện pháp 4: Sử dụng sản phẩm tạo hình để tuyên truyền hành vi bảo vệ
bảo vệ mơi trường.
a. Mục đích – ý nghĩa
Tạo mơi trường cho trẻ hoạt động vui chơi đa dạng, phong phú với những trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, mơ hình từ đó trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với hoạt động tạo hình xung quanh mình. Đặc biệt tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi khi sắp xếp ở vị trí thuận lợi giúp trẻ hứng thú, tích cực thể hiện hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ.
b. Cách tiến hành
Bố trí các trang thiết bị và đồ dùng một cách thuận tiện để trẻ dễ dàng sử dụng, quan sát và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ.
- Tranh: Sưu tầm tranh, hình ảnh về hành vi bảo vệ mơi trường trong tranh sẽ tác động trực tiếp đến thị giác của trẻ. Trẻ được nhìn thấy chúng hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó nhắc nhở trẻ có những hành vi đúng đối với môi trường đồng thời ngăn cản những việc làm có hại cho mơi trường
- Ảnh: Chụp ảnh các hoạt động của trẻ khi vui chơi, học tập có những hành vi tích cực đối với các vấn đề môi trường nhằm tạo ra hứng thú, nhu cầu, mong muốn được mọi người công nhận biểu dương giống nhưu bạn trong ảnh.
- Mơ hình: Giáo viên tận dụng những ngun, vật liệu, phế thải để làm mơ hình với mục đích khuyến khích trẻ biết sử dụng tiết kiệm những nguyên vật liệu, biết phân loại rác thải trong sinh hoạt hàng ngày.
Ví dụ: + Mơ hình khóm tre được làm từ vỏ hộp sữa
+ Mơ hình ấm chén , bình tưới được làm từ vo chai…
- Giáo viên lê kế hoạch về việc chuẩn bị các nguyên liệu, đồ dùng cần thiết để thực hiện ý tưởng đã định. Nguyên liệu để thiết kế có thể là chia lọ, bìa cứng, xốp, mút, giấy màu, keo dán…
- Bố trí các tài liệu, tranh ảnh về mẫu các hành vi bảo vệ môi trường hợp lí, giúp trẻ dễ quan sát trịn mọi hoạt động. Để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, giáo viên cần biết bố trí tài liệu, tranh ảnh ở vị trí sao cho trẻ dễ nhìn thấy. Muốn đạt hiệu quả giáo dục tốt cô và trẻ cùng chọn vị trí đặt các phương tiện trực quan, như vậy sẽ giúp trẻ có ấn tượng hơn về vị trí cúng như nội dung giáo dục mà phương tiện muốn truyền tải.
Ví dụ: Tranh bé đổ rác vào đúng nơi quy định dán ở ngoài hiên của lớp học nơi để sọt rác hoặc có thể dán ở gốc cây to ngồi sân trường. Khi nhìn thấy tranh này trẻ sẽ tích cực có hành vi đổ rác đúng nơi quy định.
Bức tranh lọ hoa, bức tranh biển cả được làm từ nắp chai nhựa được treo ở trên tường lớp học sẽ giúp trẻ có cái nhìn phong phú và sáng tạo về hoạt động tạo hình. Đồng thời giáo dục trẻ biết tận dụng các nguyên vật liệu phế thải tạo ra sản phẩm thân thiện bảo vệ môi trường.
c. Điều kiện vận dụng
- Tranh ảnh, mơ hình phải đẹp hấp dẫn có kích thước phù hợp…
- Cần có khơng gian phù hợp để cho các hoạt động và có vị trí thích hợp để dán tranh hoặc treo ảnh.