Quan niệm khai thác phương pháp dạy học toán về phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu Khai thác các phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo tiếp cận năng lực (Trang 25)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4. Quan niệm khai thác phương pháp dạy học toán về phát triển năng lực.

lực.

4.1. Quan niệm khai thác PPDH tích cực theo tiếp cận năng lực

tốn là q trình vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của giáo viên nhằm hỗ trợ học sinh huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…để giải quyết hiệu quả một hoạt động hoặc nhiệm vụ học tập.

Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngồi những u cầu có tính chất truyền thống như: Bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH cịn có những u cầu mới như: Được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; Được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: Giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống, phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại, các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; Chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Trong quá trình dạy học, học sinh được làm việc độc lập với SGK (làm việc cá nhân riêng lẻ và làm việc cá nhân trước trao đổi nhóm), học sinh được phát huy năng lực sáng tạo qua việc phải tìm tịi, nhận biết. Học sinh được thảo luận qua các hoạt động nhóm. Đặc biệt học sinh được tạo điều kiện để tự đánh giá bài của mình và đánh giá bài của bạn thông qua hoạt động đổi chéo bài làm. Giáo viên quan sát chính xác để hỗ trợ và đặc biệt là tạo dần cho các em thói quen làm cá nhân, nhóm, độc lập và hợp tác linh hoạt.

4.2. Vai trò và đặc điểm khai thác phương pháp dạy học toán về phát triển năng lực triển năng lực

Khai thác PPDH dạy học tích cực trong mơn Tốn là hệ thống phương pháp trong đó phương pháp tự học là trung tâm chỉ đạo, có tác dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệ thống toàn vẹn.

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các mơn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

+ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm

thơng tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

+ Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương

pháp nào cũng phải đảm bảo được ngun tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

+ Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

+ Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mơn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học.

5. Khai thác phương pháp dạy học tích cực trong mơn Toán ở tiểu học

- Khai thác PPDH tích cực trong mơn Tốn có tác dụng tích cực hố hoạt động nhận thức của người học. Người học được đặt vào tình huống có vấn đề trong đó có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tức là trong trạng thái có nhu cầu bức thiết muốn giải quyết bằng được mâu thuẫn đó. Qua việc giải quyết vấn đề, người học lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và tích cực, trong đó có niềm vui của sự nhận thức sáng tạo

- Khai thác PPDH tích cực trong mơn Tốn có những nét cơ bản của sự tìm tịi khoa học mà trong đó tư duy độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục

đích của q trình dạy học.

- Khai thác PPDH tích cực trong mơn Tốn có yêu cầu cao đối với người dạy và người học thể hoá, tập trung vào người học.

- Khai thác PPDH tích cực trong mơn Tốn có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở những mức độ khác nhau.

6. Khai thác phương pháp dạy học tích cực trong mơn tốn ở tiểu học theo

hướng phát triển năng lực học sinh.

Trước những xu thế đổi mới PPDH hiện nay ở các cấp học, các tác giả Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa [15] đã chỉ rõ những định hướng đổi mới PPDH tích cực ở tiểu học trong tài liệu như sau:

* Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động trong q trình lĩnh hội tri thức

Tính tích cực chủ động là một đặc điểm vốn có của con người. Con người không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Con người sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khác nhau, ví dụ nhu cầu ăn, uống,…và sau đó xuất hiện nhu cầu xã hội…Những nhu cầu này không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập.

Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá trình dạy học có hai điều quan trọng cần phải lưu ý:

- Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa học sinh tới đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với học sinh.

- Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn tới của HS bằng khả năng của mình.

Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo ở HS, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau:

Bắt chước: Tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động,

Tìm hiểu và khám phá: Tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý

muốn hiểu thấu đáo vấn đề nào đó, sau đó có thể tự giải quyết vấn đề…

Sáng tạo: Tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và hiệu quả trong

giải quyết vấn đề…

Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tập tích cực chủ động và sáng tạo. GV phải cải tiến không ngừng PPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học.

Những tri thức đã học sẽ tạo ra một trình độ ở người học, GV phải dựa vào trình độ này để hướng dẫn HS nâng cao lên một trình độ mới.

*Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở.

Khơng có một PPDH nào là tồi, mỗi phương pháp đều có những giá trị riêng của nó. Tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nó đến mức độ nào. Nếu các PPDH được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽ phù hợp với đối tượng học đa dạng, chống sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ, cách làm của HS.

*Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS

Cần hình thành cho HS phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống.

Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Khi đứa trẻ có nhu cầu thì nó tự giác tìm kiếm tri thức. Khi phát hiện các tình huống mâu thuẫn của lí thuyết hay thực tế mà bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, HS buộc phải tìm con đường khám phá mới.

Đối với HS, tính tích cực bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. GV phải tạo ra hàng loạt mâu thuẫn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn HS để học sinh tự ý thức tiếp nhận và tìm tịi cách giải đáp.

Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Muốn vậy, người GV cần hướng dẫn HS phương pháp tự học sao cho hiệu quả.

*Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.

Tập thể HS được sử dụng như một môi trường và phương tiện để tổ chức q trình học tập tích cực nhất cho từng cá nhân. Lợi thế của dạy tập thể cho mỗi cá nhân là:

-Tạo ra sự tranh đua.

-Tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án hành động.

-HS có thể hỗ trợ nhau, đóng góp những ý kiến riêng vào ý kiến chung. -Cách thức này giúp HS chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hình thức hoạt động, cùng nhau tìm kiếm, hình thành kiến thức bằng trí tuệ chung.

-HS sẽ có kĩ năng hoạt động tập thể và khẳng định được mình thơng qua tập thể.

Tuy nhiên, GV phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cá nhân. Phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của từng người trong môi trường tập thể. Suy cho cùng kết quả học tập là thành quả cụ thể, trực tiếp của từng cá nhân nên phải chú ý đến dạy cá nhân.

*Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành

Mục đích cuối của q trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học. Đổi mới theo hướng này HS được:

-Thao tác hành động thực tế.

-Học qua tình huống thực tiễn cuộc sống.

-Giải thích được thực tiễn bằng lí thuyết đã học. -Thực hành trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm. -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nói và viết.

-Đi vào cuộc sống thực để có kinh nghiệm thực tế.

*Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học

Các phương tiện chủ yếu là nghe, nhìn, nghe nhìn, các chương trình phần mềm hỗ trợ…Sử dụng phương tiện kĩ thuật để chuyển tải nội dung kiến thức thực sự sẽ mang hiệu quả cao nếu người dạy khơng lạm dụng nó, phải sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học.

Sử dụng phương tiện đa dạng trong dạy học giúp cho PPDH trở nên sinh động hơn và tạo ra được hứng thú và tính tích cực ở người học.

*Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra và đánh

giá kết quả học tập

Đánh giá là khâu cuối cùng của q trình dạy học và nó có thể góp phần điều chỉnh nội dung PPDH. Ngược lại, đổi mới PPDH sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Không đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới PPDH chỉ là hình thức. Trong đánh giá GV lưu ý một điều rằng cần phải chuyển sự đánh giá của GV thành quá trình tự đánh giá của HS về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả thầy và trò cần đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo hệ mục tiêu đã đề ra.

*Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học

Các thành tố của quá trình dạy học: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá cùng với môi trường văn hóa - chính trị - xã hội - kinh tế, khoa học - kĩ thuật, gia đình, nhà trường và cộng đồng. Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố, đồng thời nâng cao chất lượng của toàn hệ thống.

Khi thiết kế bài giảng và lập kế hoạch bài học, GV cần quán triệt các thành tố liên quan. Nếu coi bài dạy là một kịch bản thì kế hoạch bài học là sự dàn

cảnh. Trong bài dạy, mục đích và mục tiêu của bài học phải đề ra rõ ràng, có thể lượng hóa, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan. Mục đích của hoạt động dạy học là tổ chức điều khiển q trình học, giúp HS lĩnh hội nền văn hóa nhân loại, biến nó thành tri thức của mình để hình thành nhân cách và trở thành người lao động sáng tạo. Để thực hiện mục đích này, q trình dạy học đảm bảo các nhiệm vụ sau:

-Giúp HS chiếm lĩnh tri thức khoa học và kĩ năng thực hành. -Dạy và học phương pháp nhận thức để tìm ra tri thức.

-Dạy và học thái độ học tập, hình thành nhân cách tồn diện người học. Trong kế hoạch bài dạy, những mục đích này sẽ được cụ thể hóa bằng những mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu dạy học ở cấp độ lớp học, cần phải thể hiện những đặc điểm sau:

-Việc xác định mục tiêu phải mô tả được cả kiểu hành vi mong đợi và nội

Một phần của tài liệu Khai thác các phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo tiếp cận năng lực (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w