Danh sách GV tham gia dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khai thác các phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo tiếp cận năng lực (Trang 76 - 85)

STT Họ và tên Trường Năm Trình độ chuyên

Tiểu học công tác môn đào tạo

1 Lê Thị Kim Oanh Hợp Lý 26 Đại học Tiểu học

2 Phạm Thị Thu Sơn Đông 21 Đại học Tiểu học Hằng

* Tiến hành thực nghiệm

GV thực nghiệm tiến hành dạy 6 bài học mà chúng tôi đã chọn trong nội dung thực nghiệm. GV dạy các tiết đối chứng và thực nghiệm làm việc độc lập với nhau. Tâm lí của GV và HS ổn định, khơng có sự xáo trộn. Các giờ học cùng tiến hành theo thời khoá biểu của nhà trường.

Trong các giờ dạy, chúng tôi cùng các thành viên trong nhóm trực tiếp dự giờ dạy của GV, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của GV và HS trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của GV về thuận lợi và khó khăn của họ trong q trình thực hiện bài dạy thực nghiệm.

* Kết quả thực nghiệm

Sau các tiết DH thực nghiệm và đối chứng một tuần, chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của từng hệ thống bài dạy. Chúng tôi đánh giá hiệu quả của các bài kiểm tra ở hai hệ thống thực nghiệm và đối chứng đảm bảo sự khách quan và công bằng.

Kết quả lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng như sau: Số bài điểm giỏi tăng 5 bài, số bài điểm khá tăng 3 bài, số bài điểm trung bình giảm 6 bài, số bài điểm yếu giảm 2 bài. Điều này cho thấy, bước đầu vận dụng vào dạy học tích cực trong DH mơn Toán ở lớp 4 đã đem lại hiệu quả nhất định.

*Những vấn đề cần rút kinh nghiệm ở vòng 1

Mặc dù kết quả thu được là khả quan nhưng chúng tơi thấy việc vận dụng hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, biện pháp và kĩ thuật DH theo dạy học tích cực của GV cịn lúng túng. Việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với GV cũng gặp khó khăn như đánh giá thơng qua quan sát, thơng qua sản phẩm của từng cá nhân và thông qua kết quả báo cáo của từng nhóm.

Tuy HS rất thích thú với cách tổ chức dạy học tích cực nhưng do mới "làm quen" PPDH này nên các em chưa có kĩ năng hợp tác và kinh nghiệm tham gia các trị chơi, câu đố vui tốn học,...Nên khi thực hiện các hoạt động

đó thường kéo dài thời gian hơn dự kiến, ảnh hưởng đến thời lượng tiết học. Ngồi ra cịn một số HS chưa tích cực tham gia hợp tác cùng các bạn trong nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập. HS tham gia đánh giá đồng đẳng trên tinh thần cịn e dè. Vai trị của nhóm trưởng trong nhóm học tập hợp tác chưa được thể hiện đúng mức. Việc gia nhập nhóm (đặc biệt là khi sử dụng kĩ thuật mảnh ghép) ở vòng 2 đối với HS còn lúng túng. Kĩ thuật chia nhóm của GV đơi khi chưa ăn khớp với dụng ý sư phạm.

Từ những kết quả đạt được ở vịng 1, chúng tơi nhận thấy rằng những tiết dạy thực nghiệm trên đây mới chỉ thể hiện được một phần nào ý đồ sư phạm khi xây dựng kế hoạch bài học và mới chỉ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của bài học. Bởi vì chất lượng dạy học cịn phụ thuộc vào rất nhiều các thành tố khác của quá trình dạy học như nội dung dạy học, phương tiện dạy học,... Đặc biệt là phụ thuộc vào đối tượng HS và các yếu tố của mơi trường. Những tồn tại của thực nghiệm vịng 1 chúng tôi đã rút kinh nghiệm và thống nhất cùng với GV những cách khắc phục ở vịng 2.

Vì vậy, chúng tơi cho rằng, để hiểu và vận dụng dạy học tích cực trong dạy học mơn Tốn ở lớp 4 nói riêng và mơn Tốn Tiểu học nói chung thì cần phải có một q trình. Do đó, chúng tơi điều chỉnh phương án dạy học theo dạy học tích cực để giúp GV vận dụng được hiệu quả hơn trong quá trình thực nghiệm ở vòng 2.

3.4.2.2. Tổ chức thực nghiệm vòng 2

*Mục tiêu

Tổ chức thực nghiệm vòng 2 nhằm thăm dò hiệu quả của việc điều chỉnh phương án dạy học theo dạy học tích cực.

Thực nghiệm ở vịng 2 nhằm trả lời câu hỏi: Việc phối hợp sử dụng các hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học mơn Tốn ở lớp 4 theo DHTC đã được điều chỉnh có phù hợp và hiệu quả khơng? Tất cả điều đó cần tiếp tục được kiểm chứng trên thực tế bằng thực nghiệm.

*Tiến hành thực nghiệm

Ở vịng 2, chúng tơi để GV dạy thực nghiệm dựa vào những mẫu thiết kế của vòng 1 tự thiết kế kế hoạch bài học. Từng GV dạy thực nghiệm trình bày kế hoạch đã thiết kế của mình, những điều cịn băn khoăn, vướng mắc. Sau

đó chúng tơi cùng với GV dạy thực nghiệm của ba trường họp thảo luận để đi đến thống nhất kế hoạch bài học dùng cho vòng 2. GV tiến hành thực nghiệm dạy học 4 bài thực nghiệm ở vịng 2 đã trình bày ở mục 3.3 của chương này.

* Kết quả thực nghiệm

Sau khi đi dự giờ thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi chuẩn bị đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, cách thức kiểm tra, chấm bài một cách nghiêm túc, khách quan như đối với vòng 1.

Sau khi thu bài chấm, chúng tôi thấy hiệu quả của các lớp thực nghiệm tăng một cách rõ rệt. So với kết quả bài làm ở vòng 1, giỏi tăng 4 bài, số bài đạt điểm trung bình giảm 2 bài, số bài đạt điểm yếu giảm 2 bài.

*Nhận xét

Quan sát hoạt động dạy học của GV và HS, chúng tơi nhận thấy, vai trị, vị trí của GV và HS đã thể hiện được khá rõ ràng theo yêu cầu của dạy học tích cực qua từng việc làm của GV và HS.

Về phía GV đã bước đầu có các kĩ năng thiết kế bài học gồm các kĩ năng: Thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy và thiết kế hoạt động.

Trong nhóm kĩ năng thực hiện giảng dạy của GV bao gồm các kĩ năng: Kĩ năng thành lập nhóm, kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, kĩ năng giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của HS trong dạy học tích cực, kĩ năng nhận xét đánh giá tương tác nhóm, GV thực hiện linh hoạt hơn so với vịng 1.

Cịn nhóm kĩ năng hỗ trợ tiến hành dạy học tích cực bao gồm các kĩ năng: Quan sát, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng câu hỏi, sử dụng lời nói... đã hồn thiện hơn.

GV tổ chức cho HS huy động kiến thức đã học để kiến tạo tri thức mới thông qua tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học hoặc vận dụng thực hành làm bài tập một cách khá hiệu quả. GV tổ chức dạy học hợp lí, phối hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp hỗ trợ dạy học tích cực, điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp với sự tác động của môi trường. Đánh giá kết quả học tập của HS đã thông qua quan sát cùng với sổ theo dõi, kết hợp với đánh giá đồng đẳng, qua báo cáo sản phẩm của nhóm hợp tác và qua bài kiểm tra đã tốt hơn so với vòng 1.

Còn đối với HS khi được tham gia học tập hợp tác nhóm (qua quan sát dự giờ dạy thực nghiệm) các em đã bước đầu hình thành một số kĩ năng cần thiết cần rèn luyện một số kĩ năng học hợp tác như: Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng, biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác, biết ngắt lời một cách hợp lí, biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối, biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.

Nhìn chung, HS có hứng thú trong học tập, tích cực tham gia phát hiện và giải quyết vấn đề, các em rất vui khi tham gia vào các hoạt động trị chơi, câu đố vui tốn học,... Thời lượng khi HS tham gia các hoạt động đó cũng được đảm bảo hơn so với vịng 1. Vai trị của nhóm trưởng, thư kí thể hiện rõ nét hơn, mạnh dạn hơn trong việc quản lí, duy trì hoạt động, phân cơng các thành viên của nhóm thực hiện các nhiệm vụ. Những HS có khó khăn về học tốn đã tránh đi sự mặc cảm hơn, nhiều tình huống cũng muốn thể hiện mình đặc biệt là các trị chơi, câu đố Tốn học.

Mối quan hệ giữa GV và HS, giữa HS với HS được cải thiện. Các em đã có thêm tình bạn mới, biết giúp đỡ nhau trong học tập và hài lịng với những gì mình làm được, có niềm tin trong học tập,... Hiệu quả đạt được ở HS về tri thức

và kĩ năng được bộc lộ khá rõ ràng trong giờ học qua việc tham gia học tập của các em.

Khi được hỏi về khả năng ứng dụng và hiệu quả của dạy học tích cực, các GV dạy thực nghiệm đều trả lời là rất ủng hộ PPDH theo dạy học tích cực do chúng tơi đề xuất. Ý kiến chung của GV cũng như đánh giá của các đồng nghiệp trong các nhóm dự giờ là việc vận dụng dạy học tích cực trong q trình dạy học mơn Tốn là hồn tồn có thể thực hiện được, nếu vận dụng thường xun thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xây dựng kế hoạch bài học, GV còn lúng túng khi xác định từng việc làm của GV và HS trong mỗi hoạt động. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc soạn bài một cách tỉ mỉ, chi tiết (dạy như thế nào thì viết như thế) kéo dài trong nhiều năm thành lối mịn và thói quen trong cách nghĩ, cách làm. Vì vậy, cần có thời gian để GV làm quen dần việc đổi mới cách soạn bài theo hướng lập kế hoạch bài học. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép chưa được thuần thục. Việc phối hợp các PPDH hiện đại của GV trong DH Tốn cịn là một trở ngại đối với họ. Việc sưu tầm, thiết kế câu đố vui, trị chơi tốn học,... cho phù hợp với từng bài dạy để tạo hứng thú cho HS cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về tài liệu tham khảo và địi hỏi phải có nhiều thời gian,... Hơn nữa, cách DH này tuy "nhàn" hơn nhưng lại đòi hỏi rất nhiều năng lực sư phạm của mỗi GV trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bài học.

Kết quả thu được qua thực nghiệm có một giá trị to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ tính chất đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra. Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực nghiệm phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan và chuẩn xác. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tơi xây dựng một số tiêu chí đánh giá thực nghiệm như sau:

3.4.3.1. Các tiêu chí đánh giá

*Về định tính

HS tích cực tham gia vào hoạt động học tập, có hứng thú đối với mơn Tốn thể hiện ở ba mặt sau:

Về nhận thức: Hiểu được ích lợi của việc học tập mơn Tốn Về thái độ: Ham thích học mơn Tốn.

Về hành vi: Đi học đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ, khơng nản trước bài khó, hăng hái phát biểu, chịu khó làm bài tập, hỏi thầy, hỏi bạn, tích cực tham gia các hoạt động do GV tổ chức, trình bày vở, trình bày bài kiểm tra rõ ràng, sạch đẹp,...

Ngồi ra, chúng tơi có xem xét về mặt định tính mục tiêu đáp ứng việc đánh giá một số năng lực chủ chốt của HS theo PISA (tương tác hồ đồng với nhiều nhóm xã hội, năng lực tốn học) qua việc tổ chức thực nghiệm dạy học tích cực về các mặt:

- Xem xét các cấp độ của năng lực toán học, hiệu quả kết nối các kiến thức của toán học tới các vấn đề của thực tiễn, khả năng vận dụng kiến thức toán học nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống một cách linh hoạt.

- Vấn đề tự tìm kiếm thơng tin từ các nguồn khác nhau phù hợp với mục

tiêu bài học trong q trình tương tác nhóm.

- Khả năng hành động một cách tự chủ, sáng tạo, bảo vệ và khẳng định ý kiến cá nhân, thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân trong quá trình tương tác.

- Khả năng xác định mục tiêu hành động, xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân hướng đích mục tiêu đó, có cách thức quyết định và có thể thay đổi hành động phù hợp với hoàn cảnh.

- Khả năng thiết lập quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm và ngồi nhóm, hiệu quả tương tác nhóm.

3.5.1.2 . Về định lượng

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ HS đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của HS theo thang điểm 10. Thang chấm điểm thấp nhất cho một nội dung là 0,25 điểm và làm tròn điểm theo phần nguyên. Phân loại điểm theo 4 mức: Giỏi (điểm 9, điểm 10); Khá (điểm 7, điểm 8); Trung bình (điểm 5, điểm 6); Yếu (điểm dưới 5). Nội dung cụ thể về từng mức điểm được thể hiện trong hướng dẫn chấm.

* Kết quả thực nghiệm qua các vịng

Dựa trên các tiêu chí đánh giá thực nghiệm, chúng tơi tiến hành đánh giá hiệu quả dạy học qua các vòng thực nghiệm và thu được kết quả như sau:

+ Về định tính

Chúng tơi chỉ đánh giá định tính 90 HS ở các lớp thực nghiệm theo hai giai đoạn trước thực nghiệm vòng 1 và sau thực nghiệm vịng 2. Để đánh giá được định tính theo các tiêu chí đã nêu, chúng tơi quan sát và ghi chép cụ thể các hoạt động dạy học của GV và HS trong tiết học, sau đó tiến hành phân tích. Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo ý kiến và hồ sơ của GV dạy thực nghiệm, xem vở ghi của HS, sử dụng phiếu hỏi ý kiến HS.

Xem xét về mặt định tính mục tiêu đáp ứng thang đánh giá một số năng lực chủ chốt của HS theo PISA, chúng tôi thấy:

- Về cấp độ của năng lực Toán học của HS: Đối với HS Tiểu học, cấp độ năng lực Toán học của HS chủ yếu ở mức độ 1 (ghi nhớ, tái hiện), ở cấp độ 2

và cấp độ 3 còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, qua theo dõi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong cả hai vịng thực nghiệm, chúng tơi thấy so với nhóm đối chứng, thì: Ở nhóm thực nghiệm, HS tập trung cao độ, khai thác tối đa tiềm năng cá nhân và tập thể để thực hiện sự trao đổi, thảo luận, tương tác cùng phát hiện, giải quyết, điều chỉnh, hoàn chỉnh vấn đề (đặc biệt là các vấn đề được GV đặt ra đòi hỏi ở HS khả năng kết nối Tốn học với thực tiễn). Do đó, cấp độ kết nối tích hợp, khái qt hóa của HS đạt hiệu quả tốt hơn: HS biết

tích hợp thơng tin để giải quyết các vấn đề đơn giản, tạo nên kết nối giữa Toán học với các vấn đề thực tiễn trong các cách biểu đạt khác nhau nhanh hơn, đọc và giải thích được các kí hiệu, ngơn ngữ hình thức (của Toán học), hiểu mối quan hệ của chúng với ngôn ngữ tự nhiên một cách sâu sắc và đầy đủ hơn; nhận biết nội dung Tốn học trong tình huống nhanh nhạy hơn, biết lựa chọn sử dụng kiến thức Toán học để giải quyết vấn đề (ở mức độ vừa sức).

- Về sự tương tác hồ đồng trong và ngồi nhóm. Đối với nhóm thực nghiệm, khi tham gia vào quá trình hợp tác để giải quyết vấn đề, việc tương tác hịa đồng nhóm được đặt ra tự nhiên như u cầu bắt buộc của quá trình tương tác. Tuy nhiên, quan sát kĩ các nhóm được gây nhu cầu tương tác một cách tích

cực theo dụng ý của GV, chúng tơi thấy HS cố gắng nhiều hơn và có sự thể hiện một cách rất rõ ràng về các mặt:

+ HS có khả năng kết hợp, tìm kiếm thơng tin từ các nguồn khác nhau phù hợp với hồn cảnh và mục tiêu nhóm phục vụ cho việc giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Khai thác các phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo tiếp cận năng lực (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w