Chương I TỔNG QUAN
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2004, [29] đã khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đồng và kẽm lên năng suất heo con theo mẹ đến cai sữa. Nhóm tác giả đã thực hiện trên 16 ổ heo con theo mẹ lúc 7 ngày tuổi được bố trí thành 4 nghiệm thức với 2 mức độ Cu (100 ppm (nghiệm thức 1) và 150 ppm (nghiệm thức 2)) và 2 mức độ kẽm (300 ppm (nghiệm thức 3) và 500 ppm (nghiệm thức 4)) theo thí nghiệm thừa số. Khẩu phần ăn cho heo được chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn theo mẹ từ 7 - 24 ngày tuổi và giai đoạn sau cai sữa 24 - 60 ngày tuổi. Tăng trọng, tiêu hoá, hệ số chuyển hoá thức ăn và tỉ lệ tiêu chảy được đo lường và quan sát để đánh giá tác động của Zn và Cu lên heo. Kết quả thí nghiệm cho thấy khơng có sự tương tác giữa đồng và kẽm lên tăng trọng heo giai đoạn 1 và 2. Tăng trọng heo nuôi ở các mức độ kẽm khác biệt nhau. Tỉ lệ tiêu chảy ở giai đoạn 2 giảm so với giai đoạn 1. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng việc bổ sung Kẽm ở mức độ cao hơn nhu cầu ảnh hưởng có lợi cho heo con.
Năm 2016, [30] đã khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của kẽm lên sự sống cá ngựa vằn giai đoạn ấu trùng (1 – 7 ngày tuổi). Phôi cá Ngựa vằn mới thụ tinh cho tiếp xúc với dung dịch muối kẽm ở 10 nồng độ khác nhau (1-10 mg/L) và lô đối chứng (0 mg/L) trong môi trường nước máy. Sau khi nở, ấu trùng được ni trong mơi trường có các nồng độ kẽm tương ứng. Kết quả cho thấy: (i) nồng độ 1 mg/L là ngưỡng ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của ấu trùng; (ii) đã lập được phương trình tiên đoán tỉ lệ sống của ấu trùng cá Ngựa vằn theo ảnh hưởng tương tác của nồng độ kẽm và thời gian nuôi, xác định được giá trị LC50 gây chết 50% ấu trùng từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7; (iii) Nhịp tim và kích thước ấu trùng cá Ngựa vằn giảm tuyến tính theo sự gia tăng của nồng độ kẽm khảo sát và thời gian nuôi.