Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.4.7. Phương pháp làm tiêu bản máu
Các bước làm tiêu bản máu được thực hiện theo hướng dẫn trong giáo trình thực hành Sinh lí học người và động vật [34], cụ thể (Hình 2.10):
Hình 2.10. Hình minh hoạ thao tác làm tiêu bản máu
Bước 1: Chuẩn bị mẫu máu: dùng cồn sát trùng vị trí lấy máu, chờ cho khơ. Nhỏ giọt dung dịch MgSO4 14% lên vị trí lấy máu vừa sát trùng. Dùng kim trích máu vơ trùng chích qua giọt MgSO4 để máu chảy tự nhiên hoà với dung dịch. Lấy máu này làm tiêu bản và nhuộm Giemsa.
Bước 2: Dàn mỏng mẫu máu: lấy mẫu máu đã chuẩn bị ở bước 1 bỏ vài giọt đầu, chấm nhẹ 1 giọt máu lên cuối lame thứ nhất. Lấy lame 2 chạm vào giọt máu với góc nghiêng 30 - 45o, để giọt máu lan theo cạnh lame rồi kéo lame 2 từ đầu này sang đầu kia với tốc độ vừa phải nhưng vẫn giữ nguyên với góc nghiêng như vậy, lúc này ta đã dàn đều giọt máu thành lớp mỏng trên lame. Để tiêu bản máu khô tự nhiên hoặc có thể dùng gió, tủ ấm, hơ nhẹ trên đèn cồn làm khô tiêu bản.
Bước 3: Cố định tiêu bản: Sử dụng cồn methylic nhỏ đều trên tiêu bản máu, sau đó để đứng tiêu bản trên giá cho alcohol chảy hết và để tiêu bản khô tự nhiên.
Bước 4: Nhuộm tiêu bản: Tuỳ vào phương pháp sử dụng thuốc nhuộm, người ta có thể tiến hành nhuộm đơn hoặc nhuộm kép. Tiêu bản máu đã được cố định bằng alcohol được ngâm trong dung dịch Giemsa (2 mL Giemsa pha với 18 mL nước cất, lắc đều) trong 15 - 20 phút (có thể nhỏ dung dịch Giemsa phủ đều trên mẫu máu của tiêu bản đã cố định khi không dùng cốc ngâm lame). Gác các lame mẫu lên các thanh thủy tinh nằm ngang trên miệng một chậu thủy tinh, tránh hoá chất chạm vào tay và quần áo người làm. Rửa tiêu bản bằng nước cất một góc nghiêng (khơng để nước
chảy vào chỗ có tiêu bản máu) đến khi nước trong, khơng cịn phai màu. Để khơ mẫu tự nhiên (hoặc sấy khô nhẹ trong tủ ấm hay trên ngọn đèn cồn).