Tỷ lệ sản phảm không đạt chất lượng giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt tinh anh giai đoạn 2013 – 2015002 (Trang 36 - 38)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng sản phẩm bán ra (cái) 1.000.150 982.000 1.001.030 Số lượng sản phẩm khách hàng khiếu nại (cái) 393 278 401 Tỷ lệ sản phẩm không đạt chất lượng (%) 0.039 0.028 0.040

Qua kết quả bảng 2.3, ta thấy chất lượng sản phẩm trung bình qua các năm đều đã đạt chỉ tiêu đề ra. Xét về tính khách quan thì số lượng lỗi rất thấp, nhưng vẫn là điều đáng quan tâm bởi vì với mỗi sản phẩm bị trả lại sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Cơng ty. Và nếu nguyên nhân hàng lỗi nằm trong khả năng kiểm sốt thì càng phải tích cực hạn chế. Hiện tại Cơng ty có thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Trong cùng một lô hàng, sau khi kiểm tra, số lượng nguyên vật liệu không đạt chất lượng sẽ được chuyển vào kho chứa hàng khơng đạt chất lượng. Tình trạng cịn hàng lỗi xảy ra chứng tỏ cơng tác kiểm tra hàng lỗi cịn nhiều sai sót, cần được quan tâm chú ý nhiều hơn.

 Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu đặt hàng: Mục tiêu của chỉ tiêu này là một khi đã

nhận đơn đặt hàng từ khách hàng dù có bất cứ khó khăn nào cũng phải đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. Công ty luôn thấm nhuần tinh thần phục vụ chu đáo nghĩa là luôn giữ lời hứa với khách hàng. Để đáp ứng chỉ tiêu này Công ty luôn chú trọng quan tâm các việc như sau:

- Đảm bảo đủ nguồn lực đáp ứng như: nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất… - Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu

- Kỹ thuật và thiết kế sản phẩm đúng yêu cầu - Nắm rõ yêu cầu từng đối tượng khách hàng - Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng sản phẩm - Cơng tác giao nhận hàng luôn sẳn sàng.

2.2.6.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản trị tồn kho nguyên vật liệu.

Để công tác quản trị nguyên vật liệu tồn kho được tốt, cần có nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, am hiểu về đặc thù của ngành sản xuất của Công ty. Hiện tại báo cáo về giá trị nguyên vật liệu tồn kho, chưa tiếp cận được thông tin cụ thể để lập được báo cáo tồn kho nguyên vật với số lượng và giá trị chính xác. Hàng tháng, bộ phận kho lập báo cáo kho chỉ có số lượng và gửi các phịng ban có liên quan. Mỗi phịng ban tự kiểm tra và nhận định tình hình nguyên vật liệu để lập kế hoạch cho phịng ban mình. Vì thế, thơng tin bị rời rạc, số liệu không thống nhất, các

phòng ban chỉ quan tân đến mục tiêu của phịng ban mình nên làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Cơng ty.

- Phịng quản lý sản xuất: lập kế hoạch mua nguyên vật liệu khi có số lượng tồn kho đảm bảo đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vẫn cịn trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu với lý do báo cáo tồn kho chỉ báo cáo số lượng tổng cho từng loại nguyên vật liệu mà không thể hiện bao nhiêu số lượng đã hư hỏng khơng thể sử dụng.

Song song đó, việc tồn ngun vật liệu dưới dạng bán thành phẩm ngoài dây chuyền sản xuất, khơng thể hiện trong báo cáo tồn kho. Vì thế, thường xuyên phát sinh vấn đề, số lượng tồn kho còn dưới mức dự trữ hay đã hết nhưng số lượng nguyên vật liệu đã đáp ứng đủ số lượng sản phẩm đơn hàng mà khách hàng yêu cầu. Trong khi đó bộ phận thu mua vẫn tiến hành đặt hàng cho những loại nguyên vật liệu đó làm dư thừa nguyên vật liệu dẫn đến tồn kho khơng sử dụng đến.

- Phịng kế toán: Lập ngân sách thanh toán cho nhà cung cấp khơng sát với thực tế bởi khơng biết được chính xác được sự biến động về việc mua hàng của bộ phận thu mua. Từ đó, phát sinh các vấn đề như:

+ Lập ngân sách sử dụng vốn lưu động nhiều hơn thực tế phải trả cho nhà cung cấp, nên không tận dụng được nguồn tiền để gửi tiết kiệm mất cơ hội lợi nhuận doanh thu tài chính.

+ Lập ngân sách ít hơn so với thực tế, thiếu hụt vốn phải vay vốn để thanh toán cho nhà cung cấp, phát sinh thêm chi phí lãi vay.

 Vịng quay hàng tồn kho: Số vòng quay nguyên vật liệu tồn kho qua 3 năm

2013, 2014, 2015 được thể hiện qua bảng 2.4.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt tinh anh giai đoạn 2013 – 2015002 (Trang 36 - 38)