Một số giải pháp nhằm chuyển đổi thành công hệ thống quản trị chất lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 90012015 nhằm phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Tập đoàn đ (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.3. Một số giải pháp nhằm chuyển đổi thành công hệ thống quản trị chất lượng

lượng theo sang ISO 9001:2015 tại Công ty TNHH Tập đồn đầu tư Hồng Phát

3.3.1. Giải pháp từ phía Cơng ty

- Lãnh đạo của Công ty phải thực sự cam kết và quyết tâm trong việc chuyển đổi hệ thống, trong đó có việc lãnh đạo cần phải xác định rất rõ đây là sự cần thiết tất yếu khách quan để duy trì lợi thế cạnh tranh của Cơng ty. Lãnh đạo cũng cần cam kết và thực thi sự đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, vật lực để có thể chuyển đổi thành cơng hệ quản lý chất lượng và cho việc thực hiện và kiểm sốt các q trình của mình đồng thời Cơng ty cũng phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện các quá trình của mình nhằm đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.

- Cần triển khai chiến lược nhận thức về chất lượng một cách sâu sắc để nâng cao hiểu biết của toàn thể nhân viên trong hệ thống về đòi hỏi phải cập nhật hệ thống, rèn luyện kỹ năng cập nhật những điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào công việc cụ thể của từng người. Công ty phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo các kết quả đúng và đáng tin cậy khi triển khai chiến lược nhằm xác nhận sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ với các yêu cầu và để thu hút sự đồng lòng, hợp tác của mọi người vào triển khai kế hoạch chung của Công ty.

- Có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận trong việc nghiên cứu chuyển đổi hệ thống một cách kịp thời, nhanh chóng.

- Phổ biến, hoặc thơng tin về kế hoạch trong các cấp, các bộ phận của Công ty, các cổ đông và với các nhà cung cấp, khách hàng để đảm bảo quản lý mối quan hệ theo nguyên tắc của tiêu chuẩn mới.

- Tăng cường hợp tác để tận dụng các chương trình đào tạo của các tổ chức quản lý Nhà nước như Viện Năng suất Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các tổ chức tư vấn, các tổ chức chứng nhận để rút ngắn thời gian chuyển đổi.

Về cơ bản, các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng trong ISO 9001 đã giúp Cơng ty có được sự tự tin về năng lực để cung cấp ra thị trường những sản phẩm ô tô phù hợp nhu cầu và thuận lợi trong giao thương. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001 đã, đang và sẽ là điểm khởi đầu cho việc triển khai bất kì hệ thống quản lý chính thống nào của Cơng ty.

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Cơng ty TNHH Tập đồn đầu tư Hồng Phát do Phịng Quản lý chất lượng sản phẩm đảm nhiệm. Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm có trách nhiệm xây dựng các quy định, quy chế kiểm tra giám sát chất lượng, tổ chức việc thực hiện giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm của Cơng ty. Các phịng ban khác như phòng kỹ thuật, phòng vật tư, phòng tổ chức sản xuất,... có trách nhiệm hỗ trợ và phối hợp với Phịng Quản lý chất lượng sản phẩm giải quyết các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm như ra các văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức lao động, định mức nguyên vật liệu, quyết định các vấn đề kỹ thuật có liên quan vấn đề chất lượng sản phẩm mà một mình Phịng Quản lý chất lượng sản phẩm khó có thể giải quyết được.

Cơng ty đã xây dựng chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chia làm 6 khâu là kiểm tra thiết bị, kiểm tra gầm - cabin, thử nước, thử trên đường thử chuyên dụng, kiểm tra lần cuối trước khi giao hàng.

Khâu kiểm tra trước khi giao hàng gồm kiểm tra toàn diện trong ngoài và vận hành của tồn bộ cơng trình như hệ thống thốt nước, thang thốt hiểm, chiều cao, hệ thống nước, điện…

Như vậy, chi phí của mỗi cơng trình sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: - Giá của nguyên vật liệu đầu vào

- Chi phí nhân cơng

- Chi phí thi cơng cơng trình - Chi phí bảo hành

- Chi phí phát sinh khác…

3.3.2. Một số kiến nghị

Một là, Nhà nước cần kiên quyết thực hiện dứt điểm và có hiệu quả việc sắp xếp

tâm đầu tư sản xuất kinh doanh, việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng do đó cũng sẽ gặp những khó khăn.

Hai là, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc cử cán bộ và công nhân lành nghề

đi học tập, bồi dưỡng, tham quan nghiên cứu thực tế ở nước ngoài. Đặc biệt là các nước phát triển để cán bộ và cơng nhân nước ta có điều kiện tiếp cận với khoa học, cơng nghệ hiện đại, nhờ đó mà nâng cao trình độ và tay nghề.

Ba là, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiến hành áp dụng hệ

thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Giúp các cơng ty giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dư thừa sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lao động dư thừa của các doanh nghiệp khơng có việc làm là hơn 4%. Thậm chí có những ngành hơn 20%. Đây đang là gánh nặng của các doanh nghiệp và là một trở ngại lớn cho việc đổi mới doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Bốn là, đề nghị Nhà nước sớm hoàn thiện khung pháp lý để một mặt tiếp tục nâng

cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơng ty Nhà nước nói chung, cơng ty xây dựng cơng trình thuỷ nói riêng, mặt khác vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với công ty mà trước hết tập trung vào các vấn đề:

- Hình thành tổ chức đại diện chủ sở hữu đích thực, chịu trách nhiệm đầy đủ trong việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước. Quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về quản lý doanh nghiệp nhà nước, hạn chế tình trạng can thiệp quá sâu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.

- Cải cách hành chính mà trước hết là trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng hiện còn phải qua nhiều tầng nấc trung gian từ cơ quan trung ương đến địa phương như việc cấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng và khai thác tài nguyên,...

- Cải cách một số cơ chế tài chính, thuế, tiền lương, quản lý giá... đảm bảo cho các công ty kinh doanh bình đẳng với các thành phần kinh tế

Năm là, trong cơng tác thanh tra, kiểm tra hiện nay, có nhiều cơ quan Nhà nước

tham gia kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tài chính của cơng ty nhà nước với nội dung tương tự như nhau, nhưng do chế độ quản lý tài chính có những điểm chưa rõ ràng nên cùng một sự việc các đồn kiểm tra có quan điểm xử lý khác nhau. Vì vậy nên có quy định rõ về vấn đề này.

Sáu là, đề nghị có quy định rõ và cụ thể hơn chức năng Đảng lãnh đạo, Hội đồng

quản trị quản lý, Tổng giám đốc điều hành trong mơ hình tổ chức và hoạt động của Tổng cơng ty và công ty.

KÊT LUẬN

Củng cố và phát triển hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các công ty hoạt động trong mơi trường có đối thủ cạnh tranh. Đối với Cơng ty TNHH Tập đồn đầu tư Hồng Phát, cơng tác củng cố và phát triển hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gắn liền với vấn đề sống cịn của Cơng ty trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Đề tài “Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo ISO

9001:2015 nhằm phát triển thương hiệu của Cơng ty TNHH Tập đồn đầu tư Hồng Phát” đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đề tài đã nêu rõ tính cấp thiết về

thực tiễn của cơng tác củng cố và phát triển hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO của Công ty. Các kết quả đạt được của đề tài là:

- Đã hệ thống hóa những cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ cho việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ sở kinh doanh. Đặc biệt trong Chương 1, đề tài đã tập trung làm rõ sự cần thiết và điều kiện chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng sang tiêu chuẩn mới cho phù hợp với xu thế phát triển quốc tế và ở Việt Nam.

- Đã phân tích được thực trạng thị trường áp dụng và duy trì các hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 tại Cơng ty, qua đó đánh giá được những thành tựu và các hạn chế trong xây dựng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Công ty.

- Đã đề xuất khung kế hoạch và giải pháp chuyển đổi hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 sang hệ thống chất lượng ISO 9001:2015 nhằm duy trì và phát triển thương hiệu tại Cơng ty TNHH Tập đồn đầu tư Hoàng Phát.

Em mong muốn đề tài của mình sẽ đóng góp tích cực vào việc hồn thiện hơn nữa trong việc hồn thiện hệ thống chất lượng của Cơng ty. Do kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cơ đề tài được hồn thiện hơn và có tính thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Ngọc, Giáo trình “Quản trị chất lượng”, NXB Thống kê, 2015.

2. ISO – Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (2008), Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. 3. ISO – Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (2015), Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015,

Hệ thống quản lý chất lượng, cơ sở và thuật ngữ.

4. ISO – Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (2015), Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015,

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

5. Nguyễn Quốc Thịnh , Nguyễn Thành Trung, “Thương hiệu với nhà quản lý”, NXB Chính trị quốc gia, 2009.

6. Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN – ISO – 8402 – 1994: Quản lý chất lượng. Thuật

ngữ và định nghĩa.

7. J Philip B. Crossby: Chất lượng là thứ cho khơng. Dịch và biên tập: Mai Huy Tân, Nguyễn Bình Giang, NXB Khoa học xã hội, 1989.

8. Kaoru Ishikawa, Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật. Người dịch: Nguyễn Như Thịnh, Trịnh Trung Thành, NXB Khoa học Kỹ thuật, Dịch từ tiếng Nga, 1998.

9. J.M .Juran: juran on Leadership for quality. Printed in United State of Americas. 10. J.M . Juran: Juran’s quality control handbook.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 90012015 nhằm phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Tập đoàn đ (Trang 43 - 47)