(Đơn vị: triệu USD)
TT Tiêu chí 2017 2018 2019 2020 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1 KCN Đại An 53,3 24,2 225,6 28,7 402,9 34,3 899,6 35,4 2 KCN Nam Sách 51,8 23,5 195,6 24,9 326,7 27,8 719,1 28,3 3 KCN Phúc Điền 38,8 17,6 146,9 18,7 226,8 19,3 533,6 21,0 4 Các KCN khác 76,4 34,7 217,6 27,7 218,6 18,6 388,8 15,3 Tổng 220,3 100 785,7 100 1.175 100 2.541,1 100
Hình 2.2: Cơ cấu vốn FDI tại các KCN Hải Dương năm 2020
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)
Được thành lập ngày 24/3/2003, KCN Đại An nằm trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tận dụng những thuận lợi về mặt địa lý (dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đơ Hà Nội với cảng Hải Phịng…), cùng với kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng và chiến lược thu hút đầu tư hợp lý, những năm qua, KCN Đại An không ngừng phát triển vượt bậc. Giá trị vốn FDI đăng ký tại KCN này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn FDI vào các KCN của tỉnh. Năm 2017, KCN Đại An đã thu hút được tổng vốn đầu tư 53,3 triệu USD. Bước sang năm 2018 KCN Đại An vẫn thu hút được tổng vốn đầu tư là 225,6 triệu USD. Năm 2019, giá trị vốn FDI vào KCN Đại An vẫn tiếp tục tăng lên 402,9 triệu USD (tăng 78,6% so với năm 2018); Tính đến năm 2020 tổng vốn đầu tư tại KCN Đại An đạt 899,6 triệu USD. Các dự án chủ yếu đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông, Singapo.
* Khu công nghiệp Nam Sách: Khu công nghiệp Nam Sách nằm trên trục đường quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 18 nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, sân bay Quốc tế Nội Bài, cửa khẩu Lạng Sơn và các cảng biển quốc tế, rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Điều này là một trong những lý do để KCN này có khả năng thu hút vốn FDI cao. Năm 2017 vốn FDI đầu tư vào KCN Nam Sách là 51,8 triệu USD, tương đương với 23,5% tổng vốn FDI vào các KCN. Năm 2018; 2019 và 2020, lần lượt đạt 195,6 triệu USD, 326,7 triệu USD và 719,1 triệu USD. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, đến năm 2020 KCN Nam Sách đã được lấp đầy, tổng số trên 20 nhà đầu tư. Nhà đầu tư là
35,4% .28,3% 21% 15,3% KCN Đại An KCN Nam Sách KCN Phúc Điền Các KCN khác
những Tập đoàn kinh tế, Cơng ty lớn trong và ngồi nước như: Toyo Denso, Okamoto của Nhật Bản, Ever Glory của Hồng Kông, Chyun Jaan của Đài Loan, Công ty Nam Tiến, Công ty Hồng Gia, Công ty Kiến Hưng của Việt Nam... KCN đi vào hoạt động đã góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và các vùng lân cận, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.
* KCN Phúc Điền: KCN Phúc Điền thành lập tháng 5-2003. KCN này được quy hoạch xây dựng hạ tầng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 87 ha trên địa bàn xã Cẩm Phúc và xã Cẩm Điền, thu hút đầu tư đa ngành cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch, cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh, tự động hố, lắp ráp ô-tô... Năm 2017 tổng vốn FDI vào KCN này đạt 38,8 triệu USD, năm 2018 tăng lên 146,9 triệu USD (tăng 278,6% so với năm 2017); đến năm 2019 và năm 2020 giá trị vốn FDI đăng ký tại KCN Phúc Điền là 226,8 triệu USD và 533,6 triệu USD. Ngoài lợi thế về giao thơng, KCN Phúc Điền cịn có ưu thế về thương mại do gần chợ, khu dân cư của huyện Cẩm Giàng. KCN này hấp dẫn các nhà đầu tư bởi tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo tốt, có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
d. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Khu vực có vốn ĐTNN đang tạo việc làm ổn định cho trên 154.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác tại địa phương. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng qua từng năm. Từ năm 2006 trở về trước, trung bình mỗi năm tạo việc làm mới cho gần 3.000 lao động, thì từ năm 2007 đến nay, trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho trên 10.000 lao động.
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhiều lao động tại địa phương đã trở thành cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong cơng nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hải Dương, về cơ bản các doanh nghiệp ĐTNN đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ký kết hợp đồng sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. An toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện và mơi trường lao động có những tiến bộ. Tại phần lớn các doanh nghiệp đã thành lập tổ chức cơng đồn và được chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho hoạt động. Nhiều vấn đề vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết thông qua tổ chức cơng đồn cơ sở, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi và góp phần giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội tại địa phương.
e. Góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý
Hoạt động ĐTNN góp phần quan trọng thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý, công nghệ marketing hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế tại địa phương như sản xuất xi măng, điện tử, ơ tơ, may, giày. Bên cạnh đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường cải tiến chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
2.5.2 Một số tồn tại hạn chế
Mơi tường đầu tư đã có nhiều cải thiện đáng kể để thu hút nhà ĐTNN, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo cạnh tranh cao để thu hút đầu tư so với các địa phương khác trong cả nước. Chưa có các ưu đãi cho các dự án công nghiệp phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao trong nước. việc khơng cịn ưu đãi thuế TNDN cho các dự án trong KCN, hạn chế thu hút vào đầu tư trong khu sẽ dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong tương lai và gây khó khăn cho cơng tác quản lý, bất cập bố trí cơ sở hạ tầng.
Các dự án đầu tư trên địa bàn chủ yếu dự án quy mô nhỏ và vừa, dự án quy mơ lớn cịn hạn chế. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện đạt thấp so với tổng vốn đầu tư đăng ký (khoảng
54%).
Cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư thì hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế cao. Điều này bên cạnh những ưu điểm nhất định thì cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
Hiệu quả ĐTNN trên địa bàn chưa cao, định hướng ĐTNN theo ngành còn hạn chế: ĐTNN chủ yếu tập trung vào lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa thấp; giá trị xuất khẩu thực hiện theo hình thức gia cơng; tập trung nhiều vào ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên; các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng chưa nhiều; công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu; đầu tư trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn thấp; số dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng cịn ít.
Đầu tư từ các nước phát triển, tập đoàn lớn vào địa bàn còn khiêm tốn, chủ yếu thu hút từ các nước châu Á. Nhà ĐTNN là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao.
Cịn có doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; một số doanh nghiệp triển khai chậm, gây lãng phí đất đai, sử dụng đất được thuê chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể do người sử dụng chưa chấp hành đúng các quy định của pháp luật về lao động cũng như những cam kết với người lao động, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Từ năm 2003 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 165 vụ ngừng việc tập thể, trong đó có 122 vụ ngừng việc thuộc doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Ngồi ra, việc nợ đọng đóng BHXH, đặc biệt là những đơn vị chủ sử dụng lao động đã bỏ trốn làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết. Tình trạng này tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
- Tình hình kinh tế: Trong giai đoạn 2017 – 2020, diễn biến kinh tế của Thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid
- Mặc dù hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư khơng ngừng được hồn thiện, song chưa thực sự đồng bộ, các văn bản pháp luật cịn chồng chéo, khơng rõ ràng, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng tại địa phương.
- Cơng tác cải cách hành chính đã được cải thiện một bước, nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều thủ tục rườm rà, chưa đáp ứng tình hình phát triển hiện nay.
- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng của Tỉnh đã được cải thiện, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Đặc biệt là hạ tầng KCN còn hạn chế, hầu hết các KCN trên địa bàn tỉnh chưa được xây dựng hạ tầng đồng bộ và đảm bảo các điều kiện về giao thơng, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, phịng cháy chữa cháy. Tại các KCN chưa có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư phải tự thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp, xây dựng hạ tầng giao thơng, cấp thốt nước, xử lý rác thải,... ảnh hưởng đến việc thu hút và hoạt động của các dự án đầu tư.
b. Nguyên nhân khách quan
- Chất lượng công tác đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được cả về trình độ lẫn cơ cấu ngành, nghề theo nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng, thiếu nguồn lao động có tay nghề cao do đó ảnh hưởng đến việc thu hút ĐTNN.
- Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong việc QLNN về đầu tư còn chưa đồng bộ và chặt chẽ; thực hiện quyền hạn và trách nhiệm ở một số cơ quan QLNN đối với các dự án FDI sau cấp phép còn chưa sâu sát.
- Công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa thật hiệu quả. Quy mô các hoạt động xúc tiến đầu tư cịn nhỏ, nội dung thiếu tính trọng điểm, liên ngành, liên vùng.., chưa có điều kiện tập trung vận động, xúc tiến đầu tư vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng như châu Âu, châu Mỹ... Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư tại địa phương còn nhiều hạn chế.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TỈNH
HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TỈNH HẢI DƯƠNG HẢI DƯƠNG
Nhất quán chủ trương thu hút vốn ĐTNN nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.
Ưu tiên thu hút đầu tư từ các quốc gia thuộc nền kinh tế lớn, có tiềm lực về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý; các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Chú trọng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có giá trị gia tăng cao, tạo nguồn thu tốt cho ngân sách.
Trong lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng; công nghệ thông tin, cơng nghiệp phụ trợ; các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử như: sản xuất lắp ráp ô tô, kết cấu thép, các thiết bị điện tử, điện lạnh, các thiết bị thông tin viễn thông, máy in, máy Fax; vật liệu xây dựng mới, thuốc chữa bệnh cho người,…
Thu hút đầu tư vào các KCN đã quy hoạch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, thuận lợi cho công tác quản lý, tránh tình trạng nhà đầu tư tự lựa chọn vị trí dẫn đến khơng đảm bảo quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng.
Từ chối tiếp nhận các dự án đầu tư có cơng nghệ lạc hậu, khơng đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường; các dự án không đầu tư vào các KCN đã được quy hoạch. Đồng thời, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ĐTNN triển khai đầu tư nhanh và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm tăng tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện, thúc đẩy đầu tư xã hội tại địa phương.
3.2 GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ĐOẠN ĐẾN 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
. Về công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng
Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, sản phẩm. Tổ chức lập các quy hoạch còn thiếu, điều chỉnh các quy hoạch khơng cịn phù hợp, đồng thời cơng khai quy hoạch để các nhà đầu tư và nhân dân nắm rõ định hướng của tỉnh. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư trong quá trình lập các quy hoạch.
Tăng cường công tác QLNN đối với các KCN. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nhà đầu tư có thương hiệu, có tiềm lực về vốn, công nghệ
tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN; đầu tư xây dựng hệ thống đường gom dọc các KCN để tạo điều kiện thu hút các dự án.
Đẩy nhanh việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết một số KCN có vị trí thuận lợi để thực hiện các thủ tục thành lập và triển khai đầu tư hạ tầng (KCN Gia Lộc, KCN Đại An
mở rộng giai đoạn 2, KCN Kim Thành).
Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống điện và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các KCN, CCN; tăng tính ổn định của việc cung cấp điện, nước, viễn thông, hạ tầng giao thơng.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục rà sốt, cắt giảm các TTHC khơng cần thiết; rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt mơ hình “Một cửa” tại các Sở ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thực hiện đăng tải, cập nhật thường xuyên các TTHC, cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh trên các Website. Tập trung thực hiện các kế hoạch hành động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đồng bộ ở tất cả các cấp các ngành, cụ thể:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Rà soát, thực hiện cơ cấu lại hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc gắn quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo với nhu cầu của các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo một số ngành công nghiệp như: cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây