Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) THU hút FDI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 40 - 44)

Tiêu chí 2017 2018 2019 2020

I. TỔNG SỐ (người) 888.666 942.186 961.315 971.600

II. CƠ CẤU (%) 100 100 100 100

1. Chưa qua đào tạo 77,50 71,00 62,00 60,00

2. Sơ cấp nghề 1,70 2,50 4,47 5,00

3. Công nhân kỹ thuật không bằng 15,00 17,50 18,68 19,00

4. Trung cấp nghề 2,00 2,70 4,81 5,00

5. Cao đẳng nghề 0,30 0,40 0,84 0,86

6. Trung cấp chuyên nghiệp 1,80 2,80 3,15 3,16

7. Cao đẳng 0,95 1,40 2,05 2,10

8. Đại học 1,05 2,00 3,87 4,00

9. Trên đại học 0,02 0,06 0,12 0,15

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương)

Tổng số lao động của Hải Dương có xu hướng tăng lên khá nhanh theo các năm trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay. Theo đó, năm 2017 tồn tỉnh có 888.666 lao động, năm 2018 tăng lên 942.186 lao động (tăng 6,02% so với năm 2017); đến năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ tăng trọng lực lượng lao động lần lượt đạt 2,03% và 1,1%. Trình độ lao động được đánh giá cao và ngày càng tăng về trình độ:

+ Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ngày càng có xu hướng giảm: năm 2017 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 77,5% tổng số lao động, đến năm 2018 giảm xuống còn 71%; năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ này lần lượt chiếm 62% và 60%. Như vậy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần đồng nghĩa với sự gia tăng của số lượng lao động đã qua đào tạo.

+ Tỷ lệ lao động trình độ, cao đẳng, đại học và trên đại học cũng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Số lao động có bằng cao đẳng tăng từ 0,95% năm 2017 lên 2,1% năm 2020. Số lao động trình độ đại học tăng từ 1,05% năm 2017 lên 4% năm 2020, còn trên đại học năm 2017 chiếm 0,02% tổng số lao động, năm 2020 đã tăng lên 0,15%.

Mặc dù tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lượng lao động của tỉnh, nhưng với dấu hiệu giảm dần cũng như sự gia tăng của lực lượng lao động được đào tạo là một lợi thế khá cao của Hải Dương trong việc thu hút FDI, bởi các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí cơ bản khi quyết định đầu tư.

2.3.4 Thủ tục hành chính nhanh gọn

Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong các KCN thường không phải trải qua nhiều thủ tục hành chính phức tạp như Chấp thuận chủ trương đầu tư, Thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, Giao đất... Khi đầu tư trong các khu này, nhà đầu tư chỉ qua một cơ quan đầu mối là Ban Quản lý KCN nên thủ tục thực hiện nhanh chóng hơn. Tùy theo nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền được giao, Ban Quản lý KCN được cấp một số loại giấy phép, quyết định liên quan đến dự án đầu tư. Đối với các thủ tục ngoài thẩm quyền được giao, phần lớn các ban quản lý KCN đều hỗ trợ nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan nhà nước khác, cũng như theo dõi tiến độ giải quyết và giúp đỡ hoàn thành thủ tục. Hơn nữa, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào KCN đã có thể tiếp cận ngay với đất “sạch”, tức là đất đã được giải phóng mặt bằng và có sẵn hạ tầng.

2.3.5 Kinh tế phát triển

Hải Dương có quy mơ kinh tế khá lớn, tổng giá trị sản phẩm (GRDP) ước năm 2020 đạt 134.000 tỷ đồng (xấp xỉ 5,8 tỷ USD), đứng thứ 11/63 cả nước, thứ 5/11 vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, do dân số đông (2 triệu người), nên GRDP bình quân/người của tỉnh chỉ đạt gần 70 triệu đồng (69,8 triệu đồng, tương đương 3.020 USD) thấp hơn bình quân cả nước. GRDP bình quân của tỉnh đứng thứ 19/63 cả nước, thứ 7/11 vùng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tương đối tốt, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản thấp hơn cả nước, nhưng chỉ ở mức trung bình so với vùng và đứng cuối cùng so với

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bên cạnh đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ đạt 31,3%, cịn thấp hơn bình quân cả nước (khoảng 45%) và vùng (bình quân 48%).

Hải Dương là 1/16 tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách trung ương từ năm 2017, nhưng mức điều tiết mới chỉ là 2%, thấp nhất trong 16 tỉnh, thành phố. Về tổng thu ngân sách trên địa bàn, năm 2019 đạt hơn 20.000 tỷ đồng, đứng thứ 15/63 cả nước, thứ 6/11 vùng Đồng bằng sông Hồng.

Kinh tế của tỉnh phát triển là một yếu tố quan trọng giúp thu hút các dự án FDI. Kinh tế của tỉnh phát triển thì các nhà đầu tư mới chọn tỉnh là nơi tiếp nhận đầu tư, mới có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Không thể nào một tỉnh kinh tế kém phát triển mà lại có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cho các nhà đầu tư.

2.4 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

2.4.1 Tổ chức thực hiện và ban hành các văn bản theo thẩm quyền về đầu tư và thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương và thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương

a. Tổ chức thực hiện

Là một tổng thể thống nhất với nhau, nên khi nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương liên quan đến đầu tư và thu hút FDI thì tỉnh Hải Dương đã nghiêm túc thực thi theo các chủ trương đó và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh nhưng vẫn đảm bảo đồng nhất, không mâu thuẫn với chủ trương của nhà nước.

b. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền về đầu tư và thu hút FDI

UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các quyết định, nghị quyết, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp… nhằm phát triển KCN.

Theo Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Tỉnh Hải Dương về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, quan điểm phát triển các ngành công nghiệp như sau: phát triển công nghiệp dựa trên các thành phần kinh tế, chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và FDI.

Quyết định số 2639/UBND-VP ngày 11/11/2015 về việc tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Hải Dương năm 2015.

Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 2/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỷ lệ 1/500.

Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng

Quyết định số 3767/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Về việc thu hồi, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp BW Hải Dương – Dự án 2 tại khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng

Quyết định số 3769/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh Về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu cơng nghiệp Cộng Hịa, thành phố Chí Linh

Quyết định số 3730/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh Về việc cơng bố quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp

Báo cáo số 25/BC/BCS ngày 2/3/2018 về Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại và làng nghề Lương Điền huyện Cẩm Giàng (Thay thế Báo cáo số 94-BC/BCS ngày 11/8/2017)

Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND ban hành ngày 20/1/2020 của UBND tỉnh về quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

2.4.2 Xây dựng quy hoạch phát triển KCN và các kế hoạch thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Khởi đầu từ năm 2003, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch và thành lập 3 khu cơng nghiệp, với diện tích 320 ha; đến nay, tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận 18 khu cơng nghiệp, với tổng diện tích 3.517 ha. Hiện, Hải Dương đang có 14 khu cơng nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 2.567 ha.

Trong 14 khu công nghiệp đã được thành lập, Hải Dương đã có 11 khu cơng nghiệp hồn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đang hoạt động với tổng diện tích là 1.732ha; tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đạt 82% trên tổng diện tích đất cơng nghiệp đã được bàn giao; suất đầu tư đạt trên 6 triệu USD/ha đất công nghiệp; thu hút 12 dự án đầu tư xây dựng.

Đến 2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được trên 300 dự án của các nhà đầu tư đến từ 21 quốc gia và vùng, lãnh thổ; trong đó, 235 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,7 tỷ USD và 64 dự án đầu tư 100% vốn trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 17.666 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 108.000 lao động, hàng năm nộp ngân sách trên 1.700 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp hầu hết có vốn bình quân gần 18 triệu USD/dự án. Được biết, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương đầu tư 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích khoảng 760 ha gồm: Khu công nghiệp An Phát 1 (180 ha),

Khu công nghiệp Phúc Điền mở rộng (214,57 ha), Khu công nghiệp Gia Lộc (197,94 ha) và Khu công nghiệp Kim Thành (164,98 ha). Danh mục quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) THU hút FDI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)