Dự báo triển vọng về thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng chiến lƣợc marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đ an thiên quang (Trang 47 - 50)

1 .Một số khái niệm cơ bản

2.2.1 .Giới thiệu tổng quan về cơng ty cơng ty cổ phần tập đồn Thiên Quang

3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

3.2.1. Dự báo triển vọng về thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian tới

Theo điều tra của trang web VECOM ( Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam), tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong năm 2015 đã lên tới con số 40 triệu người. Số lượng sử dijng Internet ở Việt Nam sẽ tiếp tục gia tang, dự báo sẽ có gần 50 triệu người sử dụng Internet vào năm 2017 (chiếm 48% dân số Việt Nam), ước tính số người sử dụng Internet qua các thiết bị di động vào năm 2017 sẽ đạt mức hơn 41 triệu người sử dụng.

Cùng với sự bùng nổ số lượng người sử dụng Internet, số người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng và đây là một hình thức Marketing trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. Theo điều tra của Liên minh viễn thơng quốc tế (ITU) Việt Nam có hơn 38% dân số (36 triệu/93 triệu) sử dụng Internet và khoảng 26% dân số (25 triệu/93 triệu) sử dụng Facebook. Cũng theo thống kê, người sử dụng Facebook tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn: Hà Nội (chiếm 25%) và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 24%). Đây cũng là những thị trường năng động và tiềm năng để phát triển các chiến lược Marketing trực tuyến nói chung cũng như hình thức Marketing trực tuyến qua các kênh truyền thơng, mạng xã hội nói riêng với các doanh nghiệp. - Trang bị thiết bị điện tử

Có 99% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có trang bị máy tính PC và laptop, bên cạnh đó thì có 61% cho biết có trang bị các thiết bị di động, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng.

- Sử dụng email và các cơng cụ hỗ trợ trong cơng việc

Năm 2016 có 45% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc, cao hơn tỷ lệ 39% trong năm 2015; 18% cho biết có dưới 10% lao động thường xuyên sử dụng email.

Xét về quy mơ doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ ứng dụng email cao hơn các doanh nghiệp lớn.

Trong đó mục đích sử dụng email chính trong doanh nghiệp vẫn là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (84%). Nhìn chung xu hƣớng sử dụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp đang tăng dần so với các năm trước.

Dưới 10% Từ 10-50% Trên 50% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 SME Doanh nghiệp lớn

Hình 3.1: Sử dụng email phân theo quy mô doanh nghiệp

(Nguồn Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam)

Đứng về nhóm các cơng cụ hỗ trợ khác như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger… để hỗ trợ hoạt động trong cơng việc, khảo sát chỉ ra có 70% doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ này.

Quảng cáo, giới thiệu Giao Dịch Hỗ trợ hợp đồng Chăm sóc khách hàng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2014 2015 2016

Hình 3.2: Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp qua các năm

- Lao động chuyên trách về thương mại điện tử

Do sự thay đổi về công nghệ nên xu hướng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử dần dần không chuyên sâu về công nghệ thông tin. Do đó, từ năm 2016 chỉ tập trung khảo sát lao động chuyên trách về thƣơng mại điện tử. Kết quả là 34% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có lao động chuyên trách về thương mại điện tử. Nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có Khơng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 SME Doanh nghiệp lớn

Hình 3.3: Lao động chuyên trách về thương mại điện tử phân theo quy mô

(Nguồn Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam)

Lĩnh vực giải trí và cơng nghệ thơng tin, truyền thơng là hai nhóm ngành có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao nhất với mức tỷ lệ tƣơng ứng là 57% và 54%. Xây dựng là nhóm ngành nghề có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử thấp nhất (23%).

Xét về nhu cầu tuyển dụng lao động chuyên trách công nghệ thơng tin và thương mại điện tử, vẫn có tới 29% doanh nghiệp cho biết đang gặp khó khăn khi tuyển dụng, tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ 24% năm 2015.

Kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử đang là nhu cầu lớn nhất đối với các doanh nghiệp, 49% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này. Với các kỹ năng khác tình hình nhƣ sau:

 Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án thương mại điện tử: 47%  Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử: 43%

 Kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thơng thường của máy vi tính: 41%

 Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu: 41%  Kỹ năng tiếp thị trực tuyến: 36%

 Kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến: 26%

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng chiến lƣợc marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đ an thiên quang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)