Đối với cơ quan quản lí nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng chiến lƣợc marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đ an thiên quang (Trang 56 - 62)

1 .Một số khái niệm cơ bản

2.2.1 .Giới thiệu tổng quan về cơng ty cơng ty cổ phần tập đồn Thiên Quang

3.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

3.3.2. Đối với cơ quan quản lí nhà nước

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia. Theo Chương trình

phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 – 2020, một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT là xây dựng được hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mơ hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT DN - người tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng

tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT. Cụ thể, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh tốn TMĐT tích hợp; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho TMĐT; xây dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho TMĐT. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong TMĐT; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến.

Thứ hai, xây dựng thương hiệu trực tuyến. Phát triển các sản phẩm cũng là một

giải pháp quan trọng. Trong đó, xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT; xây dựng và duy trì sàn giao dịch TMĐT nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho DN xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước và thế giới; xây dựng các giải pháp để phát triển ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho TMĐT. Đồng thời, triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam; xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn hàng trực tuyến để các DN triển khai ứng dụng; xây dựng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước và DN .

Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. TMĐT đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ

giữa người sản xuất, người phân phối, người tiêu thụ, các nhà cơng nghệ và cơ quan chính phủ. TMĐT bao gồm các giao dịch giữa DN với DN; giữa DN với người tiêu dùng, chủ yếu là trên thị trường bán lẻ; giữa DN và chính phủ trong việc mua sắm của các cơ quan nhà nước hay đấu thầu qua mạng và lập các website để cung cấp các dịch vụ công; giữa các cá nhân, những người tiêu dùng tự lập website hoặc thơng qua các sàn giao dịch sẵn có để mua, bán, đấu giá hàng hóa… Các giao dịch trên một mặt, địi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Mặt khác, địi hỏi mỗi người tham gia TMĐT phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thơng tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… nếu là ngoại thương thì cịn phải hiểu luật pháp quốc tế và ngoại ngữ nữa. Bởi vậy, phải đào

tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về TMĐT không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người; đồng thời tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.

Thứ tư, hồn thiện mơi trường pháp lý. Để TMĐT phát triển lành mạnh cần

phải hồn thiện mơi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT.

Thứ năm, đảm bảo an tồn cho các giao dịch TMĐT. TMĐT có nhiều tác động

tích cực nhưng cũng có mặt trái là dễ bị các tin tặc phát tán các virút, tấn công vào các website; phát tán các thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: mua bán dâm, ma túy, buôn lậu, bán hàng giả, hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, tuyên truyền kích động bạo lực …

Thứ sáu, phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT. Nhà nước khơng

những đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ đào tạo nhân lực và phổ cập kiến thức về TMĐT; tạo môi trường pháp lý; xây dựng kết cấu hạ tầng cho TMĐT và quản lý các giao dịch TMĐT để bảo vệ lợi ích của người tham gia mà cịn phải phát triển các dịch vụ công nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu; đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thương mại, giải quyết tranh chấp… trên mạng là những việc cần làm. Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng TMĐT trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động TMĐT.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện các website của các DN Việt Nam chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, khoảng trên 20% số website nhận đặt hàng qua mạng internet, song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến. Đây là một rào cản lớn nhất đối với phát triển TMĐT.

Thứ bảy, tăng cường hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển

TMĐT. Từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã tích cực hợp tác đa phương về TMĐT với các tổ chức khu vực và quốc tế, như ASEAN, APEC, UNCITRAL (Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế)… Việt Nam cũng đã chủ động hợp tác song phương trong lĩnh vực này với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ các DN, các hiệp hội của nước ta tham gia các tổ chức quốc tế về TMĐT, như Liên minh TMĐT châu Á - Thái Bình Dương (PAA), Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website TMĐT uy tín châu Á - Thái Bình Dương (ATA). Năm 2008, Trung tâm phát triển TMĐT Vietnam (EcomViet) đã trở thành thành viên chính thức của ATA. Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế này để thực hiện tốt các cam kết quốc tế về TMĐT nhằm xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN

Cơng ty cổ phần tập đồn Thiên Quang đã có những thành cơng nhất định và phát triển ngày càng vững mạnh. Để làm được điều đó, có thể thấy vai trị và tầm ảnh hưởng của nhà quản trị cấp cao luôn luôn sáng tạo đã giúp cho cơng ty có những bước đi vững chắc. Bên cạnh đó là sự cố gắng nỗ lực hết mình của tồn thể cán bộ nhân viên trong cơng ty. Tuy nhiên, mơi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay địi hỏi công ty cần phải phát huy lợi thế cạnh tranh của mình để tồn tại và đứng vững trên thị trường.

Nhận thức được vai trị và lợi ích của TMĐT, Cơng ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang đã ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể mở rộng thị trường và tối đa hóa lợi nhuận, website đã sử dụng các cơng cụ marketing điện tử. Nhưng trước những biến động của mơi trường bên trong và bên ngồi, đồng thời việc tiến hành cịn nhiều thiếu sót và chưa hiệu quả nên cơng ty cần phải có những điều chỉnh cho các chiến lược, đặc biệt là chiến lược marketing điện tử.

Khóa luận đã chỉ ra được một số tồn tại trong công tác phát triển chiến lược marketing điện tử của website thienquanggroup.com.vn. Từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó và đề xuất các giải pháp để hồn thiện cơng tác xây dựng chiến lược marketing điện tử. Thơng qua đó, khóa luận cịn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giúp cho khóa luận có thể ứng dụng vào thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Q thầy cơ để khóa luận được hồn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

GHI CHÚ

1. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội

2. E.J McCarthy (2013), Marketing cơ bản, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà

Nội.

3. http://www.uef.edu.vn/ đăng ngày 05/11/2015

4. Philip Kotler (2013), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội

5. Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman (2000), Online Marketing

6. Dave Chafey (2012), Internet Marketing

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014, năm 2015,

năm 2016.

2. Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Bài giảng E-marketing.

3. Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Bài giảng Môi trường và chiến lược TMĐT. 4. Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại điện tử (2010), Bài giảng Quản trị tác

nghiệp.

5. GS.TS.Nguyễn Bách Khoa (2011), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống

Kê.

6. GS., TS. Đỗ Thế Tùng, Giải pháp phát triển TMĐT , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

7. PGS.TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Philip Kotler (2013), Quản trị marketing, NXB Lao động xã hội.

II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

9. El – Ansary & Frost (2016), E – Marketing: Strauss, Prentice Hall Publishing. 10. Ian Chanston (2002), E-Marketing Strategy, MCGraw – Hill Publishing.

11. Jeffrey F. Rayport, Bernard J. Jaworski – Boston (2001), E – Commerce, Mc Graw – Hill Publishing

12. Mary Lou Roberts (2012), Internet Marketing: Intergrating online and offline

strategy, McGraw-Hill Publishing.

III. Website 13. www.Eqvn.net 14. Internetmarketing.inet.vn 15. Vi.wikipedia.org 16. Vneconomy.vn 17. Vneco.org 18. Vietnamnet.vn 19.Vnexpress.net

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng chiến lƣợc marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đ an thiên quang (Trang 56 - 62)