Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho HTK của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị hàng tồn kho của công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 40 - 45)

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015 với 2014 2016 với 2015 Chênh lệch Tỷ trọng Chên h lệch Tỷ trọng Giá trị hàng tồn kho 111.002 120.255 170.703 9.253 8,34 50.447 41,95 Tổng TSLĐ 239.021 270.762 304.623 31.740 13,28 33.861 12,51 Tổng tài sản 333.524 413.148 468.713 79.624 23,87 55.565 13,45 Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho 33,28% 29,11% 36,42% (4,17) (12,53) 7,31 25,11 Tỷ trọng hàng tồn kho trong TSLĐ 46,44% 44,41% 56,04% (2,03) (4,37) 11,63 26,07

( Nguồn : BCTC của công ty giai đoạn 2014 – 2016)

Trong giai đoạn 2014 – 2015, hai chỉ số đang xét có xu hướng giảm . Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho từ 33,28% ( năm 2014) giảm xuống 29,11% ( năm 2015). Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản lưu động cũng giảm theo. Tuy nhiên trong giai đoạn 2015 – 2016 , tỷ trọng giá trị tài sản và tỷ trọng hàng tồn kho trong TSLĐ đều tăng nhiều, thậm chí tỷ trọng hàng tồn kho trng TSLĐ năm 2016 tăng lên đến

56,04%, điều này có thể dẫn tới tốc độ chu chuyển hàng hóa bị chậm lại, chi phí duy trì hàng tồn kho tăng làm giảm lợi nhuận của công ty.

2.2.3.Phân tích đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới quản trị hàng tồn kho của Công ty Cổ phần

2.2.3.1. Phát hiện bảng hỏi và thang đo

- Giải thích việc xây dựng bảng hỏi: tại đây tiến hành giải thích q trình phỏng vấn chuyên gia của đơn vị thực tập theo đó em thực hiện việc phỏng vấn chuyên gia lần lượt theo chủ đề ( nhóm yếu tố tác động đến quản trị hàng tồn kho của CTCP dược phẩm Nam Hà). Cuộc phỏng vấn sẽ dừng hỏi với chủ đề đó khi có 3 chun gia liên tiếp khơng đưa ra được khía cạnh mới. Sau khi có được bảng hỏi, thực hiện thảo luận “tay đôi” với lãnh đạo của cơng ty về tính phù hợp của các biến trong danh sách bảng hỏi.Cuối cùng bảng hỏi được hoàn thiện và thực hiện điều tra thử nhằm giúp phát hiện lỗi trong diễn đạt để hiệu chỉnh thành bản khảo sát chính thức. (xem mẫu tại phụ lục 1) Thang đo đánh giá các biến quan sát được lựa chọn là thang đo Likert 5 điểm được thể hiện ở bảng 1.2

2.2.3.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu

- Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ đơn vị CTCP dược phẩm Nam Hà tại bộ phận có thực hiện hoạt động quản trị hàng tồn kho, mẫu nghiên cứu được rút ra từ tổng thể nghiên cứu này. Để sử dụng phân tích khám phá (EFA) chúng ta cần kích thước mẫu lớn, nhưng việc xác định kích thước mẫu phù hợp là việc phức tạp. Các nhà nghiên cứu thường dựa theo kinh nghiệm. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào “kích thước tối thiểu” và “ số lượng biến đo lường đưa vào phân tích”. Chính vì thế khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị hàng tồn kho của cơng ty việc xác định kích thước mẫu được dựa trên các khuyến nghị của các chuyên gia về phân tích nhân tố sau đây:

(a) Hair và cộng sự (2008) cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, cố gắng tối đa hóa tỷ lệ trên mỗi biến đo lường là 5:1.

(b) Steven (2002), Habing (2003) cho rằng một nhân tố được coi là tin cậy nếu nhân tố này có từ 3 biến đo lường trở lên.

(c) Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng số lượng quan sát (cỡ mẫu) ít nhất gấp 4 và 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.

Dựa trên các khuyến nghị đó, nghiên cứu đã xây dựng các bảng hỏi theo khuyến nghị của Steven và Habing với số lượng các biến đo lường trong 8 nhóm

nhân tố thuộc mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp ( hình vẽ 1.4) đều từ 3 (xem bảng 1.2). Kích thước mẫu tối thiểu phải đạt được là 120 quan sát.

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu khảo sát: các phiếu khảo sát được thực hiện bằng cách gửi phiếu khảo sát giấy tới các thành viên có liên quan. Các phiếu khảo sát phản hồi được sàng lọc, những thông tin trong các phiếu khảo sát hợp lệ sẽ được đưa vào nhập liệu.

Mẫu nhập liệu được thiết kế dưới dạng bảng tính Ms. Excel, các biến được mã hóa theo kết cấu của phiếu khảo sát. Các thông tin cụ thể trong phiếu khảo sát được nhập liệu theo mã hóa biến với các định dạng số liệu phù hợp. Các biến số đo lường được định dạng theo thang đo Likert 5 điểm (từ 1 đến 5). Số liệu sau đó được chuyển và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20 với các nội dung phân tích được trình bày theo thứ tự sự tin cậy của các thang đo các nhân tố trong mơ hình.

(1) Kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mơ hình (2) Phân tích nhân tố khám phá

(3) Đánh giá bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (4) Phân tích tương quan

(5) Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

(Tiêu chuẩn của nội dung phân tích được thể hiện khái quát tại phụ lục số 2)

2.2.3.3. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoat động quản trị hàng tồn kho của CTCP dược phẩm Nam Hà

a, Kiểm định sự tin cậy của thang đo các nhân tố

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị hàng tồn kho của công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 40 - 45)