Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tài trợ dài hạn của công ty CP xây dựng và đầu tƣ 419 (Trang 73 - 77)

5. Kết cấu chung của khoá luận:

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 419

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các cơng ty khác trên địa bàn thì việc cải tiến và tự hồn thiện cơ cấu, quy trình trong hoạt động của mình là một biện pháp cần thiết.

- Cơng ty cần có nhiều chính sách thu hút nguồn vốn mới phù hợp với từng thời kì phát triển của công ty, để công ty khơng phải gặp trường hợp khơng có vốn hoặc là thiếu vốn kinh doanh.

- Cơng ty cần có những chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kì, với mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra liên quan đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

- Cơng ty cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn giữa các phịng ban, các cấp trong cơng ty.

- Thiết lập một cơ sở dữ liệu về ngành kinh tế, các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đặc thù để cán bộ tài chính có thể tiếp cận dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên kế hoạch xin tài trợ và có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.

- Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, những vi phạm trong q trình vay vốn và sử dụng vốn để hạn chế tốt nhất những rủi ro những chi tiêu lãng phí khơng cần thiết.

- Nâng cao hơn nữa đội ngũ cán bộ, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ đặc biệt là cán bộ tài chính của cơng ty về vốn kiến thức pháp luật và các chính sách mới.

- Tăng cường năng lực công nghệ cả về trang thiết bị và các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thơng tin phục vụ cho cơng tác tài chính của cơng ty.

3.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước

Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý tài chính

- Về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thơng thống cho DN hoạt động, khi Đảng và Nhà nước ban hành Nghị quyết, Nghị định... thì các bộ ngành phải nhanh chóng hướng dẫn, triển khai bằng các thông tư, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống. Những chủ trương, chính sách khơng cịn phù hợp, khơng đi vào cuộc sống được như Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP... đề nghị cần nhanh chóng và kiên quyết điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Về vốn và lãi suất, cho phép các DN được đảo nợ thay cho mua bán nợ. Có chính sách giúp DN tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp DN tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng

Nhà nước cần công khai, minh bạch các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, các chính sách hỗ trợ để định hướng cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo đảm quyền lợi đầu tư, giảm rủi ro cho kinh doanh cho doanh nhân. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng

các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc thực hiện các dự án, cơng trình theo hình thức hợp tác cơng tư. Khuyến khích tư nhân góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước. Thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, về tài chính cơng thuế, tài nguyên môi trường, bảo vệ người tiêu dùng tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, xã hội hoá đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt, lành mạnh các thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường bất động sản..Nâng cao năng lực xét xử của toà án về các vụ việc tranh chấp thương mại, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính đối với doanh nhân, doanh nghiệp nêu cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và có biện pháp bảo vệ các doanh nhân đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong q trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế vùng và địa phương.

Xây dựng các cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính minh bạch trong quan hệ giữa các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn của công ty đã giúp em nhận thức được phần nào vai trò quan trọng của hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Khóa luận đã nêu được những lý luận cơ bản về hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn, phân tích thực trạng hoạt động quản trị tài trợ dài hạn tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 419, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp tại đây. Trong hoạt động quản trị nguồn tài trợ, công ty đã được được một số thành tựu, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại và hạn chế. Hy vọng trong thời gian tới, công ty sẽ nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn tài trợ nói chung và hoạt động quản trị nguồn tài trợ dài hạn nói riêng, có được sự thích ứng ngày càng cao với nền kinh tế. Qua đề tài này, em mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình trong vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài trợ dài hạn, để công ty ngày một phát triển bền vững.

Với thời gian nghiên cứu tìm hiểu khơng nhiều, nội dung bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Là một sinh viên thực tập với hiểu biết có hạn, chưa có kinh nghiệm thực tế, việc sưu tầm tài liệu, kiến thức, trình độ của bản thân cịn hạn chế nên sẽ có những vấn đề chưa được đề cập đến hoặc đề cập nhưng cịn thiếu tính thực tế, chưa xem xét đến bối cảnh cũng như hoàn cảnh áp dụng. Em rất mong các thầy cô giáo, các anh chị trong công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 419 đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện tốt đề tài này.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Th.s Đặng Thu Trang, ban giám đốc cùng các anh chị trong phịng kế tốn tài chính của cơng ty cổ phần xây dựng và đầu tư 419, những người đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Đinh Văn Sơn, TS. Vũ Xuân Dũng - “Tài chính doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Thống Kê – Năm 2013

2. PGS.TS. Lê Thế Tường, TS. Bạch Đức Hiển –“Tài chính doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Thống Kế - Năm 2007

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên – “Quản trị tài chính” – Nhà xuất bản Thống Kê – Năm 2011 4. Một số website: http://www.kienthuctaichinh.com http://www.doanhnghieptrehd.org.vn http://tailieu.vn 5. Một số tài liệu khác

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tài trợ dài hạn của công ty CP xây dựng và đầu tƣ 419 (Trang 73 - 77)