Tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại CTCP tôm hùm đại dƣơng (Trang 40)

3.3 Các giải pháp và kiến nghị để phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty

3.3.3 Tuyển dụng lao động

Bao gồm tuyển dụng lao động cho vị trí quản lý và nhân viên:

Đối với quản lý: công ty nên sử dụng ngay lao động giỏi trong công ty. Trước tiên đề xuất những nhân viên xuất sắc, sau đó tổ chức cuộc thi cho họ để chọn ra người ưu tú nhất. việc lựa chọn như vậy giúp công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo và tiết kiệm cả thời gian. Không chỉ vậy, tuyển dụng người trong công ty giúp họ tiếp cận công việc nhanh hơn và hiểu người trong công ty hơn, rất thuận lợi cho cơng việc.

Đối với những nhân viên cần có trình độ chun mơn như nhân viên kinh doanh, kế tốn,… thì u cầu tối thiểu phải có bằng trung cấp và ưu tiên cho những người đã có kinh nghiệm hơn. Đối với lao động phổ thơng thì tốt nghiệp cấp ba trở lên để họ có những hiểu biết, kiến thức nhất định giúp họ nắm bắt được công việc tốt hơn và thuận lợi hơn trong công việc.

3.3.4 Tổ chức các cuộc thi cho các thành viên trong cơng ty

Có thể kết hợp với các công ty khác trong cùng ngành kinh doanh để tổ chức cuộc thi về nấu ăn, hay pha chế đồ uống vừa để giao lưu, học hỏi vừa để nhân viên cố

gắng , chủ động tìm hiểu cách chế biên các món ăn. Sẽ giúp cho nhân viên phát huy được khả năng và tính sáng tạo của mình.

Trong nội bộ cơng ty có thể tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ nhà hàng, cá nhân xuất sắc sẽ có cơ hội được làm trưởng nhóm. Việc này vừa tạo động lực cho nhân viên vừa giúp nhân viên hoàn thiện bản thân hơn.

3.3.5 Tổ chức vui chơi, giải trí

Tổ chức các buổi du lịch trong năm bằng những chuyến đi xa của tập thể giúp cho các nhân viên được thư giãn và nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời tao cho các nhân viên có dịp hiểu nhau hơn, thân thiết hơn để đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc.

Tổ chức các cuộc thi năng khiếu và giải bóng đá vừa để ren luyện tinh thần thể dục thể thao vừa để họ phát huy sở trường của minh. Những hoạt động như này không chỉ nâng cao giá trị văn hóa cho cơng ty mà cịn nâng cao giá trị tinh thần cho mỗi thành viên tích cực hơn.

3.4 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các quy định của

các tổ chức, cá nhân kinh doanh để tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và cơng bằng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Và cần có những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

Thứ hai, Nhà nước cần tuyên truyền và phổ biến tầm quan trọng của văn hóa

kinh doanh để các doanh nghiệp hiểu rõ vai trị của văn hóa kinh doanh từ đó sẽ học hỏi và xây dựng nền văn hóa lành mạnh cho chính doanh nghiệp mình, đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp hướng đến kinh doanh có văn hóa, đạo đức khơng vì lợi nhuận mà bất chấp mọi thủ đoạn.

Thứ ba, nhà nước cần cung cấp thông tin, đầy đủ và chính xác về tình hình phát

triển kinh tế, sự biến động trong ngành để các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt sự biến động của môi trường tránh những rủi ro thiệt hại về kinh tế của doanh nghiệp.

Các chính sách, pháp luật của Nhà nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng như phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước cần chú ý cung cấp đầy đủ thơng tin, có những chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và định hướng cho sự phát triển của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay để các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trong q trình hình thành và phát triển của cơng ty. Ban lãnh đạo cũng đã quan tâm tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty. Bên cạnh những thành công mà cơng ty đã đạt được cũng cịn hạn chế nhất định mà công ty chưa điều chỉnh ngay được, như tổ chức các buổi vui chơi giải trí và tổ chức các cuộc thi cho nhân viên do cơng tyc ó quy mơ chưa lớn nên chi phí đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp cịn hạn chế. Văn hóa doanh nghiệp của cơng ty phải được thực hiện từng bước theo từng giai đoạn phát triển của cơng ty và cần có một q trình lâu dài.

VHDN của cơng ty phải được duy trì và phát triển xuyên suốt quá trình phát triển của cơng ty. Để nâng cao tính cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững cho cơng ty địi hỏi các nguồn lực được cung cấp phù hợp thì phát triển VHDN mới có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sinh viên Ngô Thị Thương ( 2015), Phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty cổ phần tập đồn truyền thông và công nghệ NOVA- Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.

2. Sinh viên Mai Xuân Thảo (2011), Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty TNHH MTV thương mại Hà Tâm- Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.

3. Giáo trình “ Văn hóa kinh doanh ” trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân do PGS.TS Dương Thị Liễu làm chủ biên.

4. Website:

http://www.nhahangtomhum.com/ http://tailieu.vn/

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại CTCP tôm hùm đại dƣơng (Trang 40)